Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Tỉnh Bắc Cạn phục tráng thành công giống lúa nếp bản địa có nguồn gien quý hiếm có tên “Khẩu nua lếch”. Việc này đã góp phần bảo tồn những đặc điểm trội, nhân giống, cung cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số thâm canh, tăng thu nhập.
Theo một nghiên cứu cho thấy côn trùng là loài dễ duôi, chi phí thấp, thân thiện với môi trường là nguồn protein và khoáng chất dồi dào. Trái lại, các loài gia súc như heo, bò luôn đòi hỏi chi phí cao, tạo ra các chất độc hại như metan, ammonia đồng thời chiếm nhiều diện tích đất. Từ lâu, các quốc gia phương Tây đã khuyến khích người dân ăn côn trùng trong các bữa ăn hàng ngày.
Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định cho biết: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi 2.229 ha tôm, trong đó vụ 1 là 1.946 ha, vụ 2 là 272 ha. Hiện đã thu hoạch 1.988 ha, sản lượng đạt hơn 4.546 tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ.
Lần đầu tiên ở Ninh Bình xuất hiện mô hình cánh đồng khép kín, ở đó nông dân được đầu tư giống, vật tư, doanh nghiệp thu mua sản phẩm ngay trên bờ ruộng để sấy và hướng tới chế biến gạo xuất khẩu.
Nuôi chim bồ câu (06/10/2013)
Bà Nguyễn Thị Chi, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tâm sự, tình cờ bà đọc được thông tin trên báo chí giới thiệu mô hình nuôi chim bồ câu ở TPHCM rất hiệu quả. Năm 2006 hai vợ chồng bà lặn lội về tận nơi để tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua được 10 cặp chim bố mẹ về nuôi thử.
Một trong những dự án vừa được Sở KH-CN nghiệm thu và đánh giá cao về tính thực tiễn là dự án sản xuất thử nghiệm 100ha lúa theo hướng GAP. Hiệu quả của dự án cho thấy nông dân hoàn toàn có thể làm chủ mô hình sản xuất với hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư thấp và mở ra hướng đi mới trong sản xuất hàng hóa lớn, đạt chất lượng xuất khẩu.
Lần đầu tiên có nông dân thực hiện mô hình nuôi tép đồng trên chân ruộng lúa mang lại hiệu quả khá cao trong mùa lũ. Đó là mô hình của anh Huỳnh Chấn Kim ở khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hoà, TP. Long Xuyên (An Giang).
Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp với các phương pháp phổ hiện đại, nhóm nghiên cứu Lê Thanh Phước và Lâm Thúy Phương, Trường đại học Cần Thơ đã phân lập và nhận dạng được 3 hợp chất triterpen từ cao petroleum ether của vỏ cây Mắm ổi là: taraxerol, taraxerone và betulin. Đây là lần đầu tiên 3 triterpenoid được phân lập từ bộ phận vỏ của cây Mắm ổi và những hợp chất này đều có hoạt tính sinh học cao.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội tổ chức bình tuyển cây bưởi đường đầu dòng và đã chọn được 8 giống trong tổng số 9 giống cây bưởi đường như bưởi Diễn, bưởi Quế Dương...
Trung tâm Thực nghiệm Sinh học Nông nghiệp công nghệ cao thuộc Viện Di truyền nông nghiệp đã thử nghiệm và phục tráng thành công giống khoai lang Hoàng Long cho năng suất, chất lượng cao trên diện tích 3ha tại các xã Yên Quang và Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->