Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Sở KH-CN phối hợp Sở NN-PTNT Phú Yên vừa tổ chức hội thảo về định hướng chiến lược phát triển lúa gạo của tỉnh. PGS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp VN); GS.TS Nguyễn Minh Hiếu, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm Huế; TS Hoàng Kim, Trường ĐH Nông lâm TPHCM tới dự.
Nghiên cứu do Nhan Minh Trí (Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ) và Les Copeland (Faculty of Agriculture and Environment, University of Sydney, Australia) thực hiện nhằm tăng cường sự hiểu biết về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cấu trúc tinh bột từ đó ảnh hưởng đến tính chất tinh bột và chất lượng hạt ngũ cốc.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Phạm Thị Thanh Hương và Trần Công Hạnh - Trường Đại học Hồng Đức; và Nguyễn Văn Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện nhằm mục đích xác định khả năng cung cấp K cho mía của đất xám điển hình (Haplic Ferralic Acrisol) trong các điều kiện khác nhau về tưới nước và bón NP. Qua đó cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng K để xác định lượng bón K phù hợp và thực hiện quản lý dinh dưỡng K theo vùng chuyên biệt, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất mía ờ vùng Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Nghiên cứu do tác giả Nguyễn Tiến Lực thực hiện nhằm chọn được chất kết dính giàu dinh dưỡng, có giá thành chấp nhận được và có khả năng tạo viên thức ăn bền trong nước từ các chất kết dính có trên thị trường hoặc đang được các nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản sử dụng.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Tuấn Hưng, Trần Hữu Viên và Đỗ Anh Tuấn thực hiện nhằm nghiên cứu đặc điểm tăng trưởng rừng và xác định lượng gỗ khai thác bền vững tại Công ty lâm nghiệp Đắc Tô.
2 giống ngô lai PAC 999 super và PAC 339 do Cty Advanta nhập khẩu từ Thái Lan. Từ năm 2010 đến nay, Cty Advanta đã tiến hành phối hợp với các địa phương ở nhiều tỉnh trồng thử cho thấy 2 giống sinh trưởng khỏe, thích ứng rộng, chịu hạn, chống đổ và chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao.
Nghiên cứu do tác giả Nguyễn Minh Hoàn thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, tuổi thành thục, tỷ lệ đẻ của đàn gà Ri trong điều kiện chăn nuôi ờ Thừa Thiên - Huế và tạo vật liệu khởi đầu để chọn lọc, nhân thuần nâng cao năng suất của gà Ri tại địa phương.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Thị Thu Hồng, Đào Thị Phượng và Lê Văn An thuộc Trường Đại học Nông Lâm Huế thực hiện Xử lý phụ phẩm bằng phương pháp lên men vi sinh vật sẽ làm nâng cao giá trị dinh dưỡng, tăng thời gian bảo quản, giảm hàm lượng độc tố của nguồn phụ phẩm. Nhờ đó người chăn nuôi tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, lợn sinh trưởng tốt, hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt là góp phần giảm giá thành thức ăn cho chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế.
Đông Triều là huyện trung du với nhiều loại đặc sản nông nghiệp, trong đó không thể không kể tới sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Tuấn Phong (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên), Đỗ Năng Vịnh và Hà Thị Thúy (Viện Di truyền Nông nghiệp), Lê Quốc Thanh và Phạm Văn Dân (Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông) thực hiện nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cho giống lúa thuộc loài phụ Japonica J01 đă được tuyển chọn phục vụ cho việc mở rộng và phát triển giống lúa này vào sản xuất.
Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->