Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Điều tra, đánh giá cụ thể việc triển khai một mô hình thí điểm điển hình, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định những điểm mạnh điểm yếu, khó khăn và tồn tại làm cơ sở đề xuất các giải pháp, chính sách và lộ trình trong việc phát triển quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững cho vùng Tây Nguyên đạt chứng chỉ FSC quốc tế là hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, tác giả Nguyễn Tuấn Hưng - Tổng cục Lâm nghiệp đã tiến hành nghiên cứu đánh giá mô hình thí điểm quản lý rừng bền vững của công ty lâm nghiệp Đắc Tô nhằm đáp ứng yêu cầu trên.
Nghiên cứu do tác giả Đinh Văn Năng thuộc Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá thực hiện.
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi là loài cá kinh tế phổ biến và đặc hữu của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Đề tài nghiên cứu do trường Đại học Nông lâm Huế phối hợp với tỉnh Quãng Trị đồng thực hiện, nhằm xác định được lượng phân đạm và kali phù họp cho cây lúa mang lại năng suất và hiệu quả kỉnh tế cao, cải thiện độ phì đất.
Đồng quản lý trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững tại vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã là giải pháp căn bản giảm mâu thuẫn giữa người dân địa phương và các bên có liên quan. Việc công nhận vai trò của người dân trong tiếp cận nguồn tài thiên nhiên trong rừng đặc dụng nhằm giảm căng thẳng giữa người dân địa phương và Ban Quản lý VQG, giúp quản lý rừng đặc dụng được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích sẽ phát sinh một số mâu thuẫn mới.
Nhóm nghiên cứu Hà Thị Thanh Đoàn (Trường ĐH Hùng Vương, Phú Thọ) và Nguyễn Văn Toàn (Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ sinh học đến sinh trưởng, năng suất và chất lượngchè; góp phần giảm việc sử dụng phân hóa học, tạo ra sản phẩm chè năng suất chất lượng tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm.
Nghiên cứu do tác giả Trương Trọng Ngôn - Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm xác định được đa dạng di truyền của 16 giống ớt nhập nội thông qua việc khảo sát bộ gien dựa vào chỉ thị phân tử SSR để giúp công tác chọn, tạo nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ cho công tác lai tạo giống mới, thích hợp với điều kiện canh tác tại Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và Tồng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm mô tả tác nhân gây bệnh làm cơ sở cho sự nhận biết và đánh giá mức độ bệnh lúa von trên đồng ruộng và biện pháp kiểm soát bệnh qua xử lý hạt.
Đề tài thực hiện với sự phối hợp giữa các đơn vị Trung tâm Khoai tây Quốc tế, (International Potato Center - CIP), Viện Sinh học Nông nghiệp (IAB)-Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (HUA), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ (RCRDC), Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (FCRI), Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS).
Nghiên cứu do nhóm tác giả thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm miền núi phía Bắc thực hiện nhằm tăng thu nhập cho nông dân, bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng canh tác bền vững và tạo ra sản phẩm an toàn tự nhiên đối với cây chè Shan.
Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->