Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Vi rút lùn sọc đen phương Nam (LSĐPN) có tên khoa học là Southern rice black-streaked dwarf virus (SRBSDV), là một vi rút lan truyền trong tự nhiên nhờ rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2008 tại các vùng trồng lúa thuộc tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam, phía Nam Trung Quốc.
PGS.TS Trịnh Khắc Quang, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp VN (VAAS) cho biết, đầu năm 2014 VAAS triển khai dự án xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô lai (bắp lai) nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong SX.
PGS. TS. Võ Thị Thanh Lộc nghiên cứu đề tài này nhằm nhận dạng rủi ro và tính tổn của người nuôi cá tra và tìm ra qui mô diện tích nuôi cá tra phù hợp và hiệu quả hơn, ít rủi ro hơn, từ đó sẽ đề xuất những chính sách qui hoạch và đầu tư phù hợp, tăng hiệu quả và chất lượng.
Nghiên cứu do các tác giả Mai Duy Minh, Nguyễn Thị Xuân Thu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Phùng Bảy (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III)thực hiện nhằm xác định nồng độ Cytochalasin B (CB) và thời gian phù hợp cho CB tiếp xúc với trứng thụ tinh để tạo hàu đa bội loài Crassostrea angulata(Lamarck, 1819). Tinh và trứng phục vụ thí nghiệm được lấy từ giải phẫu hàu đực và cái chín muồi sinh dục.
Dự án “Sản xuất thử nghiệm hai giống cao su chịu lạnh VNg77-2 và VNg77-4 ở các tỉnh miền núi phía Bắc” do TS. Nguyễn Văn Toàn - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã thu được kết quả nổi bật.
Những ngày này, bên cạnh những nông dân có lúa Đông xuân chín sớm đang tất bật thu hoạch, thì nhiều ruộng lúa trong giai đoạn từ làm đòng đến trổ, bà con đang đối mặt với nhiều dịch bệnh gây hại, nhất là dịch rầy nâu bùng phát trên diện rộng và gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng trị.
Xuất phát từ thực tế người dân Hà Nội còn đang thiếu những mặt hàng rau, hoa quả có chất lượng cao, thời gian qua ThS. Đặng Ngọc Vượng, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ KH&CN) chủ trì thực hiện Đề tài: "Nghiên cứu phát triển sản xuất một số chủng loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao ở Hà Nội và vùng phụ cận". Đề tài được đánh giá đạt kết quả tốt, có khả năng nhân rộng rất cao.
Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ về “Nghiên cứu thử nghiệm khoanh tạo rừng ngập mặn bãi bồi Vườn quốc gia Mũi Cà Mau” do Cục bảo tồn Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường thực hiện đã và đang là cơ sở cần thiết áp dụng nhân rộng cho các vùng sinh thái tương đồng. Bởi mô hình này 100% dựa vào cây tái sinh tự nhiên, đẩy nhanh quá trình hình thành rừng, giúp tiết kiệm được chi phí trồng rừng ngập mặn ven biển.
Nghiên cứu do tác giả Lê Thị Mến, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Nghiên cứu do các tác giả Khuất Hữu Trung và Nguyễn Thúy Điệp thuộc Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện nhằm giới thiệu kết quả ứng dụng chỉ thị phân tử kết họp với phương pháp đánh giá cảm quan để xác định gen mùi thom của một số giống lúa bản địa của Việt Nam nhằm bảo tồn và khai thác nguồn gen quý phục vụ công tác chọn tạo giống lúa chất lượng.
Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->