Cơ khí

Tàu đường sắt khổ hẹp không thể chạy nhanh như tàu đường sắt khổ tiêu chuẩn. Để nâng tốc độ chạy tàu ở những đoạn cong trên đường sắt khổ hẹp, từ những năm 60 người ta đã nghiên cứu công nghệ đóng loại toa tàu có thể nghiêng được (tilt train car). Công nghệ này rất phức tạp nhưng giúp tiết kiệm chi phí cải tạo đường sắt mà vẫn thỏa mãn yêu cầu tốc độ.
Với chủ đề “Chế tạo tàu đệm khí tại Việt Nam phục vụ dân sinh” do Tiến sĩ Lê Đình Tuân - Khoa Kỹ thuật giao thông - ĐH Bách khoa TPHCM giới thiệu được Trung tâm Thông tin KH-CN TPHCM tổ chức, chương trình “Phân tích xu hướng công nghệ” tiếp tục cho thấy tàu đệm khí mang lại nhiều giá trị trong đời sống.
Rô bốt do Nhật Bản thiết kế đã giành hạng nhất trong cuộc tranh tài nhằm tìm kiếm thế hệ rô bốt cứu hộ đời kế tiếp do Cơ quan Các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến Mỹ (DARPA) tổ chức.
Một loại cơ nhân tạo nhỏ với sức mạnh gấp 1000 lần con người có thể giúp tạo một thế hệ các vi động cơ với nhiều ứng dụng khác nhau.
Dựa trên cấu trúc của chuồn chuồn, các nhà nghiên cứu đã tạo ra được một thiết bị bay siêu nhẹ với tên gọi DelFly Explorer – đây là thiết bị bay vỗ cánh thông minh đầu tiên trên thế giới.
Bơm cột nước thấp là các bơm có dao động cột áp dưới 10m với lưu lượng lớn, thường được sử dụng cho các mục đích tưới tiêu cho nông nghiệp hoặc tiêu tưới cho các khu công nghiệp, khu đô thị.
Hiện nay, ở khu công nghiệp Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai cần sản xuất hàng loạt sản phẩm uốn móc thùng phi, sản phẩm cần tạo ra là những móc uốn cong theo biên dạng yêu cầu, từ vật liệu là thép la (4000x2x20 mm).
Kiểm soát khí thải gây ô nhiễm môi trường vẫn còn là một mục tiêu thiết kế quan trọng trong việc phát triển hệ thống buồng đốt công nghiệp. Sự hình thành CO trong ngọn lửa của quá trình cháy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, những thay đổi nhỏ trong các điều kiện biên và điều kiện đầu vào cũng sẽ dẫn đến sự phát thải lớn chất ô nhiễm như CO.
Khi cắt kim loại, năng lượng cắt được dùng để tạo phoi và thắng lực ma sát giữa dụng cụ và phôi.. Gần như toàn bộ năng lượng này đều chuyển thành nhiệt, gây nên nhiệt độ cao ở vùng biến dạng và những vùng lân cận.
Francois Alexandre Bertrand cùng nhóm của ông đã bỏ ra 4 năm để phát triển, thử nghiệm thiết bị nghiên cứu dưới nước mới có tên gọi Platypus, sẽ chính thức được hoạt động vào năm 2014.
Nghiên cứu đánh giá lượng chất thải rắn bị rò rỉ ra môi trường khu vực quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) do con người thải bỏ tại các đô thị phần lớn đã được thu gom, tuy nhiên vẫn còn một phần bị rò rỉ và xả thải vào môi trường. Vì vậy, đánh giá lượng rác và thành phần rác bị rò rỉ ra môi trường là cần thiết trong bối cảnh công tác BVMT ngày càng được quan tâm. TP. Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, có khoảng 9 triệu người. Hiện nay, ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.800 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98 kg/người/ngày. Với tỷ lệ thu gom là 91% thì trung bình mỗi ngày ước tính sẽ có gần 900 tấn rác chưa được thu gom đúng cách, lượng chất thải này sẽ phát tán vào môi trường, theo các kênh rạch, sông chảy ra biển. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chất thải nhựa dễ bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ và vi nhựa, dễ dàng rò rỉ vào môi trường.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->