Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Để có thể đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu gạo, việc chọn lọc các giống lúa thơm chất lượng cao là một trong những nhu cầu cấp bách hiện nay ở nước ta (Nguyễn Văn Bộ, 2004). Chiến lược tạo giống lúa thơm cần được quan tâm hơn trong phương hướng cải tiến giống lúa ở những vùng trồng lúa chất lượng cao (Bùi Chí Bửu, 2004).
Phát triển gừng trong điều kiện chậu vại hay trong bao các loại được xem là một xu hướng thích họp trong điều kiện Việt Nam hiện nay do tận dụng được không gian, thời gian, nguyên vật liệu nên hiệu quả của nó có thể sẽ được cải thiện và tăng cao, góp phần đa dạng hóa các loại hình sản xuất gừng ở miền Bắc nước ta.
Rắn Bồng voi cho nhiều thịt, tỷ lệ mỡ trên một đon vị khối lượng cơ thể của rắn thấp hơn nhiều so vói các loài rắn nước khác, thịt trắng thơm ngon và dai. Đây là loài rắn nước có giá trị thương mại cao, có giá bán 400 - 700 nghìn đồng/kg trong các chợ buôn bán động vật trong vùng.
Bệnh bạc lá do vi khuẩn (Xanthomonas oryzea pv. Oryze) là một trong những bệnh gây hại nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến năng suất lúa. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu đề phòng trừ bệnh bạc lá nên việc chọn tạo giống lúa có khả năng chống chịu với bệnh bạc lá trong thâm canh lúa là biện pháp quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm.
Trong những năm gần đây, các cán bộ khoa học của Trường Đại học Lâm nghiệp đã nghiên cứu sử dụng các nguồn nguyên liệu vào sản xuất ván dăm. Một trong các hướng ưu tiên là sử dụng bèo lục bình hỗn hợp với gỗ làm nguyên liệu vào sản xuất ván dăm..
Phytophthora là tác nhân gây hại phổ biến ở hầu hết các vùng trồng ca cao và sầu riêng trên thế giới. Ở Việt Nam, ca cao và sầu riêng được trồng nhiều tại một số tinh ở Đông Nam bộ và Tây Nam bộ với các giống sầu riêng nổi tiếng như Ri6, sầu riêng hạt lép, khổ qua xanh.
Tôm sú là một trong những đối tượng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Trong đó, ĐBSCL có diện tích và sản lượng cao nhất tương ứng là 579.997 ha và 280.647 tấn (cùng chiếm 94% về diện tích và sản lượng).
Hậu Giang là vùng có diện tích trồng lúa lớn ở ĐBSCL, chiếm 78,71% so với tổng diện tích các loại cây trồng. Để tăng năng suất, Hậu Giang đã thực hiện thâm canh tăng vụ và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được xem là loại vật tư nông nghiệp thiết yếu để phòng trừ dịch hại và bảo vệ năng suất cây trồng.
Biofloc (hay còn gọi là bông cặn sinh học) là hỗn hợp gồm nhiều loại vi sinh vật khác nhau gồm mảnh vụn hữu cơ, hạt keo, cation và các tế bào chết,…Trong nuôi trồng thủy sản, công nghệ biofloc có thể được ứng dụng như một phương pháp quản lý chất lượng nước, dựa vào sự phát triển và kiểm soát vi khuẩn dị dưỡng trong hệ thống nuôi với việc không hoặc ít thay nước.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) lớn nhất Việt Nam. Theo tổng cục Thuỷ sản (2013), diện tích nuôi cá tra ĐBSCL đạt 5.400 ha; sản lượng đạt trên 1.141 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu là 1,4 tỷ USD trong năm 2010; diện tích nuôi và sản lượng cá tra ước đạt 6.000 - 6.300 ha và 1,2 - 1,3 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu từ 1,45 - 1,55 tỷ USD trong năm 2011; đến năm 2013 diện tích nuôi đạt 5.910 ha; sản lượng cá thu hoạch đạt 1.255.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,74 tỷ USD.
Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->