Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Hiện nay, việc sử dụng thảo dược để thay thế thuốc kháng sinh trong phòng và trị bệnh trên động vật thủy sản đang được nghiên cứu, ứng dụng nhiều trong thực tiễn sản xuất. Đã có nhiều kết quả chứng minh rằng kháng sinh có nguồn gốc thảo dược có tác dụng trị bệnh không thua kém các loại kháng sinh tổng hợp, đặc biệt không gây hiện tượng kháng thuốc và thân thiện với môi trường.
Đông tụ là sự kết dính giữa các tế bào vi khuẩn với nhau (cell to cell), dính với các hạt vô cơ, hữu cơ lơ lửng và các vi khuẩn khác trong môi trường tạo thành khối nhầy, bên ngoài là tế bào vi khuẩn, bên trong là các vật chất lơ lửng.
Cây đậu mèo có tên khoa học là Mucuna prurient thuộc họ đậu Febaceae, có nguồn gốc nhiệt đới châu Phi và châu Á. Ở Việt Nam, đậu mèo là cây bản địa phân bố ở các tỉnh miền núi, đặc biệt từ Quảng Bình trở ra, là cây ưa sáng, chống chịu tốt vói điều kiện môi trường khắc nghiệt như khô hạn, nghèo dinh dưỡng, sâu bệnh hại.
Lúa Japonica chiếm khoảng 20% tổng diện tích trồng lúa và khoảng 12% thị phần lúa gạo xuất khẩu trên thế giới. Do kinh tế phát triển, tiêu thụ lúa gạo ở nhiều nước châu Á có xu hướng giảm, trong khi đó, tiêu thụ gạo chất lượng cao, trong đó có gạo Japonica lại tăng khá nhanh, đặc biệt ở Trung Quốc.
Công nghệ xử lý gỗ bằng TiO2 gel thực chất là việc tạo ra vật liệu compozit gỗ/vật liệu vô cơ (Wood-Inoganic Compozit - WIC). Đây là loại vật liệu được tạo ra bằng cách ngâm, tẩm hoặc khuếch tán trực tiếp hợp chất vô cơ vào gỗ, sản phẩm tạo ra có nhiều tính năng đặc biệt nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc tự nhiên, của gỗ.
Hiện tại tỉnh Bến Tre tồn tại nhiều hình thức nuôi tôm sú công nghiệp khác nhau như: hộ nông dân (ND), tổ hợp tác (THT) và công ty (Cty), tuy nhiên khả năng quản lý kỹ thuật cũng như tài chính như thế nào để ứng phó với thực trạng khó khăn thì chưa được đánh giá cụ thể.
Tận dụng bùn thải sau thu hoạch của các ao nuôi tôm thâm canh ủ thành phân hữu cơ phục vụ trong sản xuất nông nghiệp, nhưng nhất thiết cần loại bỏ hàm lượng muối natri trong bùn để không ảnh hưởng bất lợi đến cây trồng.
Năm 2014, Chi cục BVTV tỉnh Khánh Hòa, Trạm BVTV huyện Khánh Sơn đã triển khai mô hình thâm canh sầu riêng tại xã Sơn Trung nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, tăng thu nhập.
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Văn Hùng – Nghiên cứu sinh Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Nguyễn Hữu Thành – Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thực hiện với mục tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của huyện là bước đi đầu tiên để xác định tiềm năng đất đai nông nghiệp, làm căn cứ khoa học cho phân hạng thích hợp đất đai, quy hoạch đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Sau 20 năm tập trung khai hoang 33.321 ha, nông dân huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã khoác cho vùng đất này một bộ áo mới.
Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->