Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Nhận thấy những nguy hiểm của tác nhân gây bệnh trên cá trắm cỏ, tác giả đã tiến hành thử nghiệm để xác định mức độ kháng khuẩn và khả năng phòng trị bệnh của dịch ép củ tỏi đối với vi khuẩn Streptococcus spp trên cá trắm cỏ, là một trong những đối tượng cá nước ngọt phổ biến, làm tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo tạo ra sản phẩm ứng dụng trong sản xuất.
Lúa nanh chồn với hương vị đặc biệt đã một thời là đặc sản biểu trưng của vùng Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và nổi tiếng là giống lúa cho cơm ngon ở miền Nam, được sử dụng trong các dịp lễ, tết và thết đãi khách.
Giống chuối tiêu hồng sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt trong cả mùa lạnh và mùa nóng, thích hợp trồng ở nhiều vùng khác nhau, nhất là trên các giải đất phù sa dọc các con sông lớn.
Nhóm tác giả thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Viện Nghiên cửu Nuôi trồng thủy sản đồng thực hiện nghiên cứu tạo hàu đa bội loài Crassostrea angulate (Lamarck, 1819) bằng Cytochanlasin B, nhằm xác định nồng độ Cytochalasin B (CB) và thời gian phù hợp cho CB tiếp xúc với trứng thụ tinh để tạo hàu đa bội loài Crassostrea angulata (Lamarck, 1819).
Trước đây, Hoàng Thị Nghiệp thuộc Trường Đại học Đồng Tháp đã tiến hành nghiên cứu và nuôi thử nghiệm thành công mô hình nuôi rắn Ri voi, bước đầu đem lại lợi nhuận cho người nuôi trong vùng.
Nghiên cứu do nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 thực hiện, nhằm phân tích mối liên hệ giữa tính đa hình microsatellite vùng gien khởi đầu prolactin và tốc độ sinh trưởng của cá rô phi vằn trong điều kiện nước lợ (15-18‰).
Hoàng Xuân Niên thuộc trường Đại học Lâm nghiệp đã tiến hành nghiên cứu sử dụng Bèo lục bình (Eichhornia crassipes) làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất ván dăm thông dụng góp phần làm đa dạng hóa các loại hình nguyên liệu sản xuất ván dăm, đồng thời làm giảm thiểu vấn nạn Bèo lục bình gây ách tắc sự lưu thông của dòng chảy trên sông, hồ, kênh, rạch của một số tỉnh miền Nam Việt Nam.
Một số nhân tố khiến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (CTDVMTR) khó thực hiện đã được chỉ ra bởi 10 bên tham gia chương trình CTDVMTR tại 8 tinh (Sơn La, Lâm Đồng, Bắc Kạn, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Nam, Quảng Bình, Ninh Thuận) của Việt Nam, một trong những thách thức đó là thiếu các chỉ số đo lường DVMTR và hệ thống giám sát, chi phí giao dịch cao, sự tham gia hạn chế của người dân địa phương trong việc ra các quyết định quan trọng, thiếu cam kết và tuân thủ của bên chi trả DVMTR.
Theo khảo sát tại miền Đông Nam bộ cho thấy nhện lông nhung có liên quan đến hội chứng chổi rồng, có thể là nguyên nhân trực tiếp hay là môi giới truyền hội chứng chổi rồng trên cây nhãn. Đây là loại nhện rất nhỏ thuộc họ Eriophyidae.
Trái măng cụt bị xì mủ bên trong làm thịt trái có màu vàng và có vị đắng nên rất khó tiêu thụ. Sự thiết hụt Ca2+ sẽ gây ra sự rối loạn sinh lý của trái do vách tế bào không được tổng hợp một cách bình thường.
Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->