Công nghiệp

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã được áp dụng ở Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, tài chính & ngân hàng, giao thông và giáo dục.
TS. Trần Thị Phương Thảo thuộc trường Đại học Y Dược Hà Nội đang nghiên cứu tổng hợp các dẫn xuất ức chế enzym Glutaminyl cyclase mới để điều trị một trong những nguyên nhân gây bệnh Alzheimer.
Việt Nam đã trải qua hơn hai thập kỷ kết nối với Internet và tham gia vào cuộc đua chuyển đổi kỹ thuật số trên toàn cầu.
Mặc dù chứng kiến những thất bại liên tục từ các công ty khởi nghiệp đi trước, hai cựu sinh viên của trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ vững niềm đam mê. Gcalls là sản phẩm cung cấp giải pháp trả lời điện thoại bằng cách tích hợp ứng dụng thông minh trên trình duyệt và điện thoại thông minh, cho phép các doanh nghiệp địa phương toàn cầu hóa các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Công ty được thành lập bởi hai thanh niên Phạm Tấn Phúc và Nguyễn Xuân Bằng. Sau khi gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, sản phẩm của họ hiện đã có mặt tại hơn 60 quốc gia.
Viettel đã trở thành công ty thứ 6 trên thế giới sản xuất thành công các thiết bị mạng 5G và là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới làm chủ công nghệ hiện đại này.
Theo báo cáo của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Việt Nam xếp thứ 50 trong số 175 quốc gia về Chỉ số an ninh mạng toàn cầu (CGI) trong năm 2018, tăng 50 hạng so với năm trước.
MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là công nghệ xử lý nước thải y tế có hiệu suất cao gấp 1,5-2 lần so với các bể phản ứng sinh học hiếu khí thông thường. MBBR có khả năng xử lý nitơ ở mức độ cao mà các bể thông thường không làm được.
Ngô Văn Dết, 22 tuổi, sinh viên khoa Công nghệ của trường Đại học Phạm Văn Đồng (tỉnh Quảng Ngãi), đã phát triển thành công “bàn tay robot” giá thành thấp dành cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
Một nhóm nghiên cứu của Viện khoa học Đo đạc và Bản đồ (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã thiết kế và chế tạo thành công tàu mini không người lái để khảo sát, vẽ bản đồ đáy biển và thu thập dữ liệu về tài nguyên và môi trường. Đây là kết quả của dự án khoa học được thực hiện trong vòng 30 tháng, từ tháng 01/2018 đến tháng 6/2020.
Trái tim được làm từ công nghệ in 3D đầu tiên với mô và mạch máu của con người đã được công bố bởi các nhà khoa học. Thành tựu này được xem là một bước đột phá lớn trong lĩnh vực y tế, mở đường cho những ca cấy ghép không cần người hiến.
Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn lai biến đổi gen cho chiều dài sợi gỗ (Giai đoạn 2)
Nhờ thành công từ nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam do ThS. Trần Đức Vượng dẫn đầu đã phát triển các giống bạch đàn lai biến đổi gen với chiều dài sợi gỗ tăng lên đáng kể. Giai đoạn đầu của dự án (2011-2014) đã được nghiệm thu vào năm 2015 và được tiếp nối bằng giai đoạn hai từ 2017 đến 2020. Mục tiêu chính của nghiên cứu là làm chủ công nghệ chuyển gen trên cây bạch đàn và tạo ra các giống bạch đàn lai có chiều dài sợi gỗ tăng 10% so với đối chứng.






Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->