Nghiên cứu

Những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu thường liên quan đến sức khỏe kém ở tuổi trưởng thành. Hầu hết các mô hình khái niệm mô tả những thay đổi liên quan đến nghịch cảnh có thể thích ứng với căng thẳng trong thời gian ngắn nhưng có nguy cơ đối với sức khỏe lâu dài không bao gồm cụ thể tuổi dậy thì, giai đoạn liên kết tuổi thơ và tuổi trưởng thành và bản thân nó cũng nhạy cảm với môi trường của trẻ.
Một nghiên cứu từ Pháp do The BMJ công bố cho thấy việc sử dụng một số loại thuốc nội tiết tố progestogen kéo dài có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển một loại khối u não.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu đã điều tra những ảnh hưởng di truyền và có thể sửa đổi được lên các vùng não mỏng manh bằng cách xem xét bản quét não của 40.000 người tham gia Biobank ở Anh trên 45 tuổi.
Propanenitrile (CH3CH2CN) là một chất lỏng không màu có thể hòa trộn với nước, ethanol, dimethylformamide, và Diethylete. Nhiệt độ nóng chảy -93oC, nhiệt độ sôi 97,2oC. Nó được sử dụng trong tổng hợp hữu cơ làm dung môi. Propanenitrile là một hóa chất độc, người bị nhiễm độc cảm thấy buồn nôn và nôn, suy nhược hô hấp, co giật, hôn mê và gây quái thai. Về cấu tạo hóa học, C2H5CN gồm có gốc –C2H5 liên kết với nhóm -C≡N. Trong gốc này, hai nguyên tử cacbon lai hóa sp3 tạo nên những liên kết xich ma với nhau và với năm nguyên tử hyđrogen. Do đó, phần gốc alkyl này có khả năng tham gia các phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng phân hủy và phản ứng chuyển vị. Trong khi đó, nguyên tử C trong nhóm -C≡N lai hóa sp tạo liên kết ba với nguyên tử N, do đó nó chiếm vị trí đặc biệt hơn so với hai nguyên tử C đã xét. Nhóm chức nitrile có khả năng tham gia phản ứng cộng vào vị trí nguyên tử C và N tạo nên các sản phẩm cộng. Do hiệu ứng electron, nên nhóm -C≡N cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tham gia phản ứng của các nguyên tử còn lại.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp thì nguồn nước cũng bị ô nhiễm hóa chất nặng nề. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều khu công nghiệp đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp. Trong khi đó, theo ước tính có khoảng 70% trong số hơn một triệu mét khối nước thải hằng ngày, đêm phát sinh từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý. Nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, chưa được xử lý, hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu đã thải ra ngoài môi trường, khiến nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng. Copper (đồng) là một trong những nguyên tố kim loại nặng, gây nguy hại cho sức khỏe con người. Copper được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp kim loại nhưng kim loại nặng này được coi là mối nguy hại về độc tính sinh thái do sự tích tụ ngày càng tăng của nó trong các sinh vật và con người. Một số phương pháp đã được sử dụng để loại bỏ các ion copper khỏi nước thải của các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm trao đổi ion, thẩm thấu ngược, kết tủa, điện phân, chất keo tụ polymer, phương pháp sinh hóa, hấp phụ và lọc màng. Trong số đó, phương pháp hấp phụ có một số ưu điểm so với các phương pháp khác, bao gồm hiệu quả loại bỏ cao, chi phí thấp, vận hành dễ dàng và thân thiện với môi trường.
Mắt kính với thiết kế xoắn ốc cho hình ảnh rõ nét hơn ngay cả trong điều kiện ánh sáng mờ, sẽ là giải pháp thay thế cho mắt kính đa tiêu cự truyền thống. Đó là sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp.
Các nhà nghiên cứu Phạm Văn Tuấn (Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước ngầm miền Nam) và đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Giáo dục về nước Delft, Hà Lan, đã cùng đánh giá tác động của sự biến thiên nguồn nước ngầm với đời sống người dân ở ĐBSCL.
Khi khí hậu thay đổi, nhiệt độ không phải là yếu tố duy nhất tác động đến sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Theo nghiên cứu mới được công bố trên Ecology Letters, độ ẩm cũng đóng một vai trò quan trọng.
Một nhóm các nhà khoa học từ Trường đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã tiến hành nghiên cứu về hiện trạng và đặc điểm của ô nhiễm vi nhựa ở bảy hồ ở quận Thanh Khê và Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Xét nghiệm glucose máu mao mạch đang được triển khai ở nhiều khoa lâm sàng bởi khả năng thực hiện kỹ thuật đơn giản cũng như thời gian cho ra kết quả nhanh chóng kịp thời.
Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->