Cơ khí

Tàu Kiểm ngư KN - 781 được đóng mới theo thiết kế và chuyển giao kỹ thuật của Damen (Hà Lan) theo tiêu chuẩn châu Âu và là con tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam.
Công ty Diehl Defense của Đức đã chế tạo riêng cho các tàu ngầm tổ hợp tên lửa phòng không IDAS (Interactive Defence and Attack System for Submarines) để chống lại các cuộc tấn công từ trên không, mặt đất, mặt nước.
Loại máy phay tường và trần chuyên dụng Macroza của Tây Ban Nha tạo rãnh dọc, ngang và cả rãnh xiên trên tường khá gọn. Máy này cho phép “gọt” tất cả các loại gạch cứng, bê tông.
Chiếc áo giáp robot, được kiểm soát bằng các tín hiệu từ não bộ, sẽ giúp một người bị liệt chi dưới thực hiện cú sút bóng đầu tiên trong lễ khai mạc World Cup 2014.
Máy bay chạy bằng năng lượng Mặt Trời - Solar Impulse 2 đã kết thúc thành công chuyến bay thử đầu tiên, vượt qua trở ngại lớn nhất để hướng tới mục tiêu thực hiện chuyến bay vòng quanh thế giới vào năm 2015.
Một rô bốt mới được thiết kế dựa trên khủng long Velociraptor thời Kỷ Phấn Trắng đã thể hiện tốc độ hơn hẳn người chạy nhanh nhất thế giới.
Công ty Google (Mỹ) đang bắt đầu sản xuất loại xe hơi tự vận hành (ảnh) với vẻ ngoài “thân thiện” nhằm khuyến khích mọi người chấp nhận công nghệ lái xe tự động.
Cách di chuyển của loài thằn lằn đã gợi cảm hứng để giới khoa học sáng tạo robot leo tường. Phiên bản nguyên thủy đã đạt được một số thành quả nhưng vẫn chưa làm hài lòng các nhà khoa học.
Theo Business Insider, chú robot này có thể đi, chạy, lên xuống cầu thang. Nó cũng có thể mở nắp chai, phục vụ đồ uống và thậm chí là lịch sự bắt tay mọi người.
Hẳn nhiều người đã từng quan sát cách bay của loài chim. Theo đó, chúng đập cánh lao vào không trung, sau một thời gian hoạt động đột nhiên chúng ngừng vỗ cánh nhưng vẫn chậm rãi xoay vòng và nâng dần độ cao, nhờ lợi dụng dòng không khí lưu chuyển nên tiết kiệm năng lượng.
Nghiên cứu đánh giá lượng chất thải rắn bị rò rỉ ra môi trường khu vực quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) do con người thải bỏ tại các đô thị phần lớn đã được thu gom, tuy nhiên vẫn còn một phần bị rò rỉ và xả thải vào môi trường. Vì vậy, đánh giá lượng rác và thành phần rác bị rò rỉ ra môi trường là cần thiết trong bối cảnh công tác BVMT ngày càng được quan tâm. TP. Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, có khoảng 9 triệu người. Hiện nay, ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.800 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98 kg/người/ngày. Với tỷ lệ thu gom là 91% thì trung bình mỗi ngày ước tính sẽ có gần 900 tấn rác chưa được thu gom đúng cách, lượng chất thải này sẽ phát tán vào môi trường, theo các kênh rạch, sông chảy ra biển. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chất thải nhựa dễ bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ và vi nhựa, dễ dàng rò rỉ vào môi trường.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->