Công nghiệp

Chuyển đổi số – sử dụng công nghệ để tăng tối đa hiệu suất hay phạm vi tiếp cận hoạt động của doanh nghiệp – đang trở thành một chủ đề nóng đối với các công ty trên toàn cầu. Vậy làm cách nào để các lãnh đạo có thể dẫn dắt, quản lý doanh nghiệp chuyển đổi số thành công? Câu trả lời là mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng một lộ trình triển khai cho riêng mình để từng bước tiến tới đích.
Theo dự báo, từ năm 2022 tốc độ chuyển đổi số trong ngành năng lượng không hề có dấu hiệu chậm lại. Rất đa dạng, như liên kết giữa các nền tảng hybrid cho đến việc tạo ra các doanh nghiệp điều khiển hoàn toàn bằng dữ liệu...
Nhận thức được tầm quan trọng của Chuyển đổi số trong công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước, Công ty Thủy điện Sông Bung đã và đang đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong công tác quản trị, đối mặt với với khó khăn và thách thức, tìm kiếm cơ hội phục vụ tốt nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tại Việt Nam, Chuyển đổi số (CĐS) chỉ mới thật sự được nhắc đến nhiều trong khoảng 2 năm gần đây. Tuy nhiên, ở Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), hệ sinh thái số đã được hình thành khá đa dạng và đang mang lại những hiệu quả rất rõ ràng, tích cực trong công tác quản trị công ty.
Những năm gần đây, thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), Công ty Điện lực Trà Vinh (PC Trà Vinh) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các hoạt động điều hành sản xuất, kinh doanh (SXKD).
Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) đã tổ chức chương trình đào tạo kỹ năng làm việc hiệu quả phục vụ chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Chương trình được thực hiện theo hình thức trực tuyến, thu hút hơn 55 học viên là Lãnh đạo, CBCNV đang trực tiếp tham gia vào công tác chuyển đổi số của EVNGENCO3 tham dự.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trung tuần tháng 3 vừa qua Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) đã phối hợp với FPT Information System tổ chức buổi hội thảo trực tuyến chuyển đổi số xử lý tự động và quản lý hóa đơn đầu vào tại Tổng Công ty (giới thiệu sản phẩm FPT Digtal Accounting), mục tiêu giúp doanh nghiêp giảm tải công việc thủ công khi xử lý hóa đơn, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực Tài chính Kế toán.
Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế ô nhiễm, chống lại các tác nhân gây hại trong không khí, một nhóm các nhà khoa học của Việt Nam đã chế tạo thành công máy ion âm diệt virus CV19 bằng công nghệ plasma. Khả năng diệt khuẩn của máy đã được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kiểm nghiệm ngày 23/08/2021, với kết quả diệt đến 99,99% vi sinh vật trong không khí.
Sự gia tăng lượng hàng hóa và tối đa lợi nhuận trên thị trường đang tạo ra một áp lực lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn đã cạn kiệt, cũng như tác động đến tính minh bạch của chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh đó, các tiêu chuẩn có thể giúp chúng ta thay đổi cách sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, cũng như góp phần đạt mục tiêu bền vững?
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến cuối năm 2020 đã có hơn 150 công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng tại Việt Nam đã được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận theo các tiêu chí, tiêu chuẩn LEED (Hoa Kỳ), Green Mark (Singapore), EDGE (IFC,WB), Lotus (VGBC).

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->