Nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu và quan sát loài Ringed caecilian (Siphonops), các nhà nghiên cứu biết được rằng những sinh vật này có những phương pháp chăm sóc con cái khác thường, bao gồm sản xuất sữa và đẻ trứng.
Khảo sát của nhóm tác giả gần đây đã phát hiện rằng trong nước thải công nghiệp sau xử lý vẫn còn sự hiện diện của hạt vi nhựa. Sự hiện diện của hạt vi nhựa trong nước thải sau xử lý cũng đã phát hiện ở nhiều nghiên cứu. Đây là một trong các nguồn phát thải vi nhựa trực tiếp vào môi trường tiếp nhận sông rạch, cuối cùng là biển và đại dương. Từ những thực trạng trên, nghiên cứu này đã tiến hành các thí nghiệm để đánh giá khả năng loại bỏ hạt vi nhựa bằng phương pháp keo tụ - lắng, kết hợp với lọc.
Để có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn khi tuyển chọn một số giống hoa huệ mưa phù hợp, cần có sự đánh giá đầy đủ về đặc điểm nông sinh học và khả năng sinh trưởng phát triển của các giống huệ mưa trong điều kiện khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này nhằm mục đích tạo tiền đề cho công tác lai tạo giống, trang trí cảnh quan và thương mại hóa sản phẩm huệ mưa tại tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Cần Thơ nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của 4 giống cải kale trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh trong điều kiện nhà màng.
Ngày 24/3/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ của cuộc thi Thiết kế vi mạch tại TP. Hồ Chí Minh, một loạt các ý tưởng sáng tạo đã được sinh viên đưa ra, từ chip đo tốc độ xe đến thiết bị hỗ trợ giấc ngủ thông qua sóng não. Với sự tham gia của 29 nhóm dự án đến từ các trường đại học và các bạn trẻ tuổi từ 18 đến 23, cuộc thi đã trở thành một diễn đàn nổi bật cho sự sáng tạo và đổi mới trong lĩnh vực vi mạch.
Nghiên cứu thực hiện bởi các tac giả Nguyễn Võ Châu Ngân, Phan Thanh Thuận - Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ và Châu Bảo Trung - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang nhằm khảo sát mức nhiệt độ phù hợp để xử lý yếm khí nước thải chế biến thủy sản.
Nghiên cứu: “Ảnh hưởng của bổ sung hỗn hợp thảo dược vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng, lượng khí thải và vi khuẩn Clostridium pertringens trong phân lợn giai đoạn từ 30-60kg” do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Văn Duy, Vũ Đình Tôn –Khoa chăn nuôi, học viện Nông nghiệp Việt Nam; Nguyễn Thị Trang, Hoàng Minh Đức – Khoa thú y, học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Nghiên cứu này được Nguyễn Hoàng Tính, học viên cao học Trường Kinh tế, Đại học Cần Thơ và Lê Cảnh Dũng thuộc Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm phân tích các nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2011-2021.
Sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera còn được gọi là Sen hồng thuộc họ Sen Nelumbonaceae. Trong kho tàng thực vật và cây thuốc Việt Nam, cây Sen là một trong số ít các dược liệu mà tất cả các bộ phận đều là những vị thuốc quí, có giá trị sinh học cao. Theo kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ 52 nông hộ trồng sen tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Năng suất sen bình quân là 3,61 tấn/ha. Lợi nhuận bình quân là 30,64 triệu đồng/ha. Hiệu quả kỹ thuật (TE=0,81) và hiệu quả phân phối (AE=0,76) đạt khá. Điều này cho thấy tiềm năng kinh tế cao của sen. Ngoài ra ngó sen dùng làm thức ăn, thuốc cầm máu, tiểu tiện ra máu. Hạt sen chứa một loạt các chất sinh học bao gồm alkaloid, flavonoid, polysaccharide, tinh dầu, glycoside, polyphenol, triterpenoids, v.v. Hoạt chất có trong hạt sen có khả năng kháng oxy hóa, chống béo phì, tim mạch, bảo vệ gan, điều hòa miễn dịch, cải thiện trí nhớ, hạ đường huyết cũng như để điều trị bệnh phong, chứng hôi miệng. Lá sen chứa alkaloid, flavonoid, tinh dầu, polysaccharide thể hiện các hoạt tính nổi trội bao gồm phòng ngừa tiểu đường, chống rối loạn thần kinh, kháng viêm, điều trị ung thư, bảo vệ gan, v.v. Hạt sen, lá sen, ngó sen, tim sen đang được sử dụng và nghiên cứu với những tiềm năng dùng làm thực phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng.
Cây đậu biếc (Clitoria ternatea) thường mọc hoang dại trên các bờ rào ở nhiều tỉnh phía Nam của nước ta. Thời gian gần đây, do hoa có màu sắc đẹp nên cây đậu biếc được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Với hàm lượng cao và các chất có hoạt tính sinh học giá trị, hoa đậu biếc đã được sử dụng như một loại trà uống hằng ngày hoặc bổ sung màu từ hoa đậu biếc vào các sản phẩm thực phẩm, các loại bánh.
Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->