Nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng khai thác cá bông lau giống ở vùng cửa sông tỉnh Bến Tre.
Tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate) là loài cá cảnh nước ngọt đang được khai thác từ tự nhiên để phục vụ nhu cầu nuôi cảnh trong nước và xuất khẩu. Do cá được khai thác chủ yếu ngoài tự nhiên chưa qua quá trình thuần dưỡng nên tỷ lệ sống trong nuôi nhân tạo còn thấp. Nghiên cứu thực hiện nhằm thuần dưỡng cá tỳ bà bướm beo (S. elongate) được thu thập ở tỉnh Bình Định sống thích hợp trong điều kiện nuôi nhân tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của việc bổ sung DHA Selco (DHA Protein Selco và A1 DHA Selco) làm giàu thức ăn sống lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cá hề maroon (Premnas biaculeatus).
Mô hình nuôi nhiều giai đoạn đang được áp dụng phổ biến trong nuôi tôm thâm canh ở nước ta. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của quy trình công nghệ này là sinh trưởng chậm và tỷ lệ sống thấp trong giai đoạn đầu. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Artemia trong giai đoạn đầu của quy trình nuôi tôm nhiều giai đoạn.
Việc nhân giống san hô sẽ làm giảm khai thác san hô ngoài tự nhiên, phục hồi các rạn san hô, bảo tồn đa dạng sinh học cũng như cung cấp nguồn san hô thí nghiệm cho các nghiên cứu. Trong thí nghiệm này, san hô Euphyllia glabrescens được nhân giống bằng phương pháp tách mảnh và gắn trên 3 giá thể khác nhau bao gồm: san hô chết, gạch nung và xi măng trắng.
Nghiên cứu do các tác giả Ngô Văn Mạnh, Hoàng Thị Thanh, Phạm Đức Hùng, Trần Văn Dũng - Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng chịu sốc của cá khế vằn giai đoạn giống.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung dịch thủy phân protein từ vỏ đầu tôm (0% (đối chứng), 1, 3 và 5%) lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh hóa và huyết học của cá hồi vân Oncorhynchus mykiss giai đoạn giống. Khối lượng tăng lên trung bình (WG), tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR), hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng protein (PER) và tỷ lệ sống (SR) được đánh giá sau 8 tuần thí nghiệm.
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng nhộng ruồi lính đen (Hermetia illucens) (RLĐ) tươi như chất bổ sung trong thức ăn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) của cá chẽm (Lates calcarifer).
Nghiên cứu thử nghiệm nuôi kết hợp cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacépède, 1801) và hải sâm cát (Holothuria scabra Jaeger, 1833) được thực hiện trong ao với diện tích 500m2/ao tại Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Trung, Huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Nghiên cứu do tác giả Nguyễn Trọng Lương, Phạm Khánh Thụy Anh - Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang thực hiện. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp của Holt (1963) để xác định khả năng chọn lọc theo chiều dài cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) đánh bắt bởi 5 mẫu lưới rê với kích thước mắt lưới khác nhau. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 10 năm 2022 tại vùng biển ven bờ của huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò của tỉnh Nghệ An.
Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->