Nghiên cứu

Với mục tiêu khai thác, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen thực vật quý có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Giống cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản (Hòa Bình) đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev.) tại một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam”.
TS Lê Thành Long và các cộng sự Viện Sinh học nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam đã nghiên cứu xác định thành phần các hợp chất có hoạt tính sinh học của cây Lan Kim Tuyến (Anoectochilus setaceus) và cây Sâm Đá (Curcuma singularis); đồng thời bào chế thành công sản phẩm viên nén (bao phim) Lan Kim Tuyến và viên nén (bao phim) Sâm Đá hỗ trợ tăng cường sức khoẻ cho bệnh nhân ung thư.
Lựa chọn chế phẩm sinh học tạo floc phù hợp cho nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nhằm mục đích đạt được hiệu quả tối ưu nhất về sử dụng thức ăn, nâng cao chất lượng cải thiện môi trường mà vẫn đạt năng suất tôm cao.
Nghiên cứu này do tác giả Tiền Hải Lý và Nguyễn Thị Kiều, Trường Đại học Bạc Liêu thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng độ cứng của nước lên tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của trứng và cá bột cá rô đồng.
Trong nuôi cá cảnh nói chung, màu sắc đóng một vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị và sự chấp nhận của thị trường. Mặc dù đã đạt được thành công trong sản xuất giống nhiều loài trong giống cá khoang cổ nhưng màu sắc kém của nguồn cá này so với cá hoang dã là một trong những thách thức lớn hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, tác giả sử dụng astaxanthin tách chiết từ Copepoda, loài Pseudodiaptomus annandalei, bổ sung vào thức ăn nhằm cải thiện màu sắc của cá khoang cổ nemo, Amphiprion ocellaris.
Cắt mạch chitosan bằng tác nhân sinh học đặc biệt là sử dụng vi khuẩn đang ngày càng được quan tâm vì tính an toàn và thân thiện với môi trường. Bài báo này trình bày kết quả phân lập và định danh một số chủng vi khuẩn có khả năng phân giải chitosan từ vỏ lột tôm xác.
Bã trái nhàu được xem là phế liệu trong quá trình chế biến sản phẩm nước cốt nhàu. Tuy nhiên, trong thành phần của bã trái nhàu còn chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học quý có thể tận dụng để gia tăng thêm giá trị cho trái nhàu. Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu thiết lập điều kiện chiết tối ưu để thu nhận hợp chất polypneol từ bã trái nhàu.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trương Hà Phương, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thị Thanh Hoa, Lê Thị Thu Hương - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III thực hiện.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến trai tai tượng vảy Tridacna squamosa từ giai đoạn ấu trùng bò lê (pediveliger) đến con giống (1-2mm).
Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát 100 hộ nuôi tôm trong mương khóm tại Gò Quao – Kiên Giang và bố trí thí nghiệm nuôi tôm trong mương khóm với các mật độ khác nhau nhằm đánh giá hiện trạng của nghề nuôi tôm sú trong mô hình tôm – khóm và ảnh hưởng của mật độ tôm sú nuôi đến hiệu quả nuôi tôm trong mô hình này.
Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->