Cơ khí

Nhóm sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành vừa chế tạo thành công chiếc xe lăn điện điều khiển tự động giúp cho việc di chuyển của người già, người khuyết tật được dễ dàng hơn.
Viện Tự động hóa Kỹ thuật quân sự (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng) đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công một số khối chính trong hệ thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng T54B, tích hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh, thử nghiệm đạt kết quả tốt.
Hãng công nghệ MX3D của Hà Lan cho biết đang phối hợp với Tập đoàn xây dựng Heijmans lên kế hoạch xây dựng cây cầu đầu tiên bằng công nghệ in 3D.
Công ty Elbit Systems của Israel ngày 15/6 thông báo công ty này phối hợp với Bộ Quốc phòng Israel đã chế tạo thành công một thiết bị giám sát sinh lý mới cho các phi công lái máy bay, theo đó thiết bị này sẽ hỗ trợ chuyển các hệ thống máy tính trên máy bay sang chế độ lái tự động nếu như phi công rơi vào các trạng thái bất tỉnh.
Viện Bảo hiểm và Phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Italy (INAIL) cùng Viện Công nghệ Italy (IIT) vừa giới thiệu bản mẫu hoàn chỉnh đầu tiên của bàn tay robot mang tên "Softhand" (Bàn tay mềm mại).
Tập đoàn Siemens (CHLB Đức) đã tạo ra một động cơ điện đạt công suất 5kW mà chỉ nặng 1kg (tự trọng), trong khi mức thông thường là 1kW thì bản thân nó đã nặng 2kg.
Công nghệ RF-Spider tạo nên mạng thu thập dữ liệu côngtơ hoàn toàn tự động, được xem là “chìa khoá“ giải mã năng suất lao động ngành điện.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thử nghiệm chiếc máy bay có thiết kế 10 động cơ điện, cất cánh và hạ cánh giống trực thăng.
Hãng máy bay Airbus thiết kế phi cơ có hơn 1.000 bộ phận được tạo ra từ công nghệ in 3D.
Hội đồng nghiệm thu Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân vừa nghiệm thu cặp tàu số 2 (M3, M4) mang số hiệu 379, 380.
Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->