Sợi nano siêu mịn cho nhiều ứng dụng khác nhau
Nanofibers là những cấu trúc giống sợi với nhiều chức năng khác nhau. Với tỷ lệ khung hình cao và diện tích bề mặt lớn, những vật liệu này thể hiện những đặc điểm độc đáo có tiềm năng cho một số ứng dụng, bao gồm y học, khoa học môi trường, xây dựng, nông nghiệp và may mặc.

Công nghệ

Theo các chuyên gia công nghệ để đảm bảo an toàn cho nguồn nước tại gia đình thì khi mua máy lọc nước cần chú ý tới công nghệ lọc nào phù hợp cho gia đình của mình nhưng phải đảm bảo an toàn, chất lượng.
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.
Chất thải rắn đô thị đang trở thành mối quan tâm chính đối với môi trường khi xem xét sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, dự đoán tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên toàn cầu sẽ tăng lên 3,4*109 tấn vào năm 2050. Tại Việt Nam, đặc biệt tại các đô thị lớn, ước tính tốc độ gia tăng khối lượng CTRSH là 10-16%/năm, trong khi tốc độ thu gom, xử lý tăng trung bình 2%/năm.
Dệt may là một trong những ngành tiêu thụ nước nhiều nhất và nước thải đầu ra thường chứa nhiều thuốc nhuộm, các chất hữu cơ, chất rắn hòa tan, muối vô cơ, có nhiệt độ, độ đục và độ mặn cao. Trong số các thành phần phức tạp khác nhau có trong nước thải dệt may, thuốc nhuộm có thể được coi là nguồn ô nhiễm đáng chú ý nhất. Việc xả trực tiếp nước thải dệt nhuộm màu vào các vùng nước ngọt ảnh hưởng xấu đến mỹ quan, độ trong của nước và hàm lượng oxy hòa tan. Ngoài ra, những thuốc nhuộm này có cấu trúc rất phức tạp, trọng lượng phân tử cao và khả năng phân hủy sinh học thấp. Điều này giải thích cho tác động độc hại của nó đối với hệ thực vật và động vật có trong các vùng nước. Hơn nữa, những thuốc nhuộm này có khả năng gây đột biến và gây ung thư. Sự hiện diện của các loại thuốc nhuộm cùng với muối vô cơ, axit, bazơ và các hóa chất còn sót lại khác trong nước thải sẽ cản trở các quá trình xử lý sinh học ở phía sau.
Hiện nay, nguồn cung cấp nước sạch đang giảm liên tục khiến cho việc thiếu nước sạch trở thành thách thức toàn cầu. Căng thẳng về nước cũng có thể do khí hậu và thiên tai dẫn đến phá hủy hồ chứa nước, suy giảm chất lượng nước sông, ô nhiễm nước ở các sông đô thị do khả năng tự làm sạch tương đối thấp, và xả thải không kiểm soát của các thành phố và nước thải công nghiệp không được xử lý thích hợp. Thống kê cho thấy nhu cầu sử dụng nước sạch trên toàn cầu đã tăng gấp sáu lần trong 100 năm qua và đang tiếp tục tăng với tốc độ khoảng 1%/năm kể từ những năm 1980. Dự báo đến khoảng năm 2030, có khoảng 60 quốc gia lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng do nhu cầu về nguồn nước của con người sẽ vượt ngưỡng cung tới 40%. Và tới năm 2050, tình trạng thiếu nước sạch được cho là sẽ đe dọa hơn một nửa dân số toàn cầu. Vào năm 2021, hơn 2 tỷ người sống ở các quốc gia bị căng thẳng về nước, dự kiến tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn ở một số khu vực do biến đổi khí hậu và tăng trưởng dân số. Vào năm 2022, trên toàn cầu có ít nhất 1,7 tỷ người sử dụng nguồn nước uống bị nhiễm phân. Ô nhiễm vi sinh vật trong nước uống do ô nhiễm phân có nguy cơ lớn nhất đối với an toàn nước uống. Trong khi các rủi ro hóa học quan trọng nhất trong nước uống phát sinh từ asen, florua hoặc nitrat, các chất gây ô nhiễm mới nổi như dược phẩm, thuốc trừ sâu, chất per- và polyfluoroalkyl (PFAS) và vi nhựa gây ra mối lo ngại cho công chúng.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng về nước mặt thuộc loại cao trên thế giới với mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hiện trên cả nước có 108 lưu vực sông với 13 lưu vực sông lớn và quan trọng; 3.140 con sông với khoảng trên 2.300 con sông có chiều dài hơn 10 km. Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm của nước ta khá lớn, vào khoảng 847 km3.
Ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, trong đó ô nhiễm thuốc dệt nhuộm sẽ gây mất mỹ quan và ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Crystal violet (CV) là thuốc nhuộm cation được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp dệt nhuộm, khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây nguy hại cho sinh vật và con người như đột biến, nhiễm trùng máu, và ung thư.
Tại Việt Nam, tình hình ô nhiễm nước mặt ngày càng trở lên phổ biến do chúng tiếp nhận nước thải không qua xử lý từ các nguồn sinh hoạt, công nghiệp,. Ô nhiễm nước mặt gây nhiều vấn đề như mất vệ sinh và mĩ quan (màu đen, mùi hôi thối), suy giảm chất lượng hệ sinh thái thuỷ sinh (phú dưỡng, độc chất) và từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của con người. Xử lý ô nhiễm nước mặt đòi hỏi biện pháp quản lý tổng hợp, trong đó ứng dụng các biện pháp sinh thái ngày càng được chú ý.
Nước thải phát sinh từ các hoạt động của con người như công nghiệp, thương mại, dân dụng và nông nghiệp,... được coi là một nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường. Để giảm thiểu tác động tiêu cực và bảo vệ chất lượng môi trường nước, việc xử lý nước thải trước khi thải ra là cần thiết. Quá trình này thường được thực hiện tại nhà máy xử lý nước thải WWTP (Wastewater treatment plants) thông qua quá trình xử lý bùn hoạt tính sinh học. WWTP là một hệ thống lớn, phức tạp, có độ trễ và tính phi tuyến tính, mà trong đó các quá trình sinh lý và sinh hóa bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của lưu lượng nước thải đầu vào.
Đội công trình điện Nhơn Trạch 3&4, thuộc Công ty cổ phần LILAMA 10, đã hoàn thành việc lắp đặt thành công Rotor máy phát tại Nhà máy điện Nhơn Trạch 4, nằm trong Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Công nghệ mới  
 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học học phần “Cad trong kỹ thuật” theo dự án cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Trường Đại học Vinh
Trong xu hướng hội nhập và phát triển của nền giáo dục nói chung và của đào tạo bậc đại học nói riêng, việc liên tục đổi mới các phương pháp giảng dạy để mang lại hiệu quả tốt nhất là xu hướng tất yếu. Đối với chương trình đào tạo của bậc đại học, các học phần dạy học dự án là các học phần trọng điểm được chú ý đầu tư cả về đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất. Với mục đích hướng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo và đa dạng hóa cách thức triển khai học phần dạy học dự án CAD trong kỹ thuật theo đặc thù của ngành đào tạo Công nghệ Kỹ thuật ô tô, bài báo đã đánh giá các nội dung của học phần và đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm thích nghi với tính chất đặc thù của lĩnh vực đào tạo Kỹ thuật ô tô và nâng cao chất lượng đào tạo, bao gồm: Nâng cao nhận thức cho giảng viên và sinh viên về dạy học dự án; Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giảng viên; Đa dạng hóa phương thức tổ chức dạy học; Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->