Nông nghiệp

Mô hình nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể lần đầu tiên được áp dụng với công nghệ nuôi tuần hoàn, giúp tôm khỏe, tỷ lệ sống trên 75%.
Khi xác định được mặt hàng chủ lực, lợi thế của địa phương, việc áp dụng kỹ thuật công nghệ cao sẽ giúp nâng giá trị nông sản, tăng lợi nhuận.
Với việc làm chủ được quy trình nhân giống in vitro và trồng Sùng thảo trong điều kiện nhà màng, Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM đã tạo tiền để cho việc sản xuất loại dược liệu quý này.
Dung dịch chitosan kết hợp poly vinyl alcohol giúp kéo dài thời gian bảo quản cam gấp hai lần mà vẫn giữ được chất lượng của trái cam và giảm tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch.
Sản phẩm do các nhà khoa học trong nước nghiên cứu, có chất lượng tốt, loại bỏ được các chất kháng dinh dưỡng, gây dị ứng và nâng cao giá trị dinh dưỡng của khô dầu đậu nành.
Trên cơ sở nguyên lý của hệ thống Chickenponics và kết quả kiểm nghiệm vi sinh vật an toàn đối với sản phẩm rau thu hoạch từ hệ thống (E.Coli, Salmonella, Coliform), Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thử nghiệm và phát triển thành công hệ thống xử lý rác thải, tưới tự động và trồng rau/cây cảnh tại gia đình. Thay vì ủ tạo phân hữu cơ, tất cả rác thải sẽ được đổ trực tiếp vào thùng nước ủ. Hệ thống sẽ tự vận hành, phân hủy rác hữu cơ thành dinh dưỡng và không có mùi hôi thối.
Chuyên gia cho rằng, việc sớm có khung pháp lý để quản lý chỉnh sửa gen sẽ giúp phát huy lợi ích từ công nghệ này trong việc nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
So với cách ủ ướt thông thường mà người dân đang áp dụng, phương pháp ủ yếm khí quả cà phê tươi sử dụng 5 chủng vi sinh sống cộng sinh của TS Nguyễn Văn Lạng và TS Bùi Văn Luận đã giảm thời gian xử lý 5-6 lần và giảm lượng nước xuống 10 lần. Đặc biệt phương pháp này đảm bảo được lượng đường trong nhân cà phê ở mức cao nhất và đem lại hương vị gần giống cà phê chồn.
Sau kế hoạch hợp tác với Mộ Đức (Quảng Ngãi), năm 2020, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam sẽ mở rộng hợp tác với Cà Mau để có thể tiếp tục đưa các kỹ thuật hạt nhân và công nghệ bức xạ vào góp phần giải quyết những vấn đề của địa phương.
Phương pháp “Quản lý dưỡng chất theo địa điểm chuyên biệt” được sử dụng nhằm mục đích: Đánh giá hiệu quả của bón phân vô cơ và bã bùn mía lên năng suất và độ Brix của cây mía đường; xác định tổng hấp thu dưỡng chất NPK và hiệu quả nông học qua đó đề xuất công thức phân bón cho cây mía trồng trên đất cù lao sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->