Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Trong quần xã thực vật, Dầu song nàng chiếm ưu thế trong tầng ưu thế sinh thái. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào làm rõ kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ, tái sinh tự nhiên và đa dạng loài cây gỗ của những ưu hợp Dầu song nàng trong kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai.
Lúa là một trong những loại cây lương thực chính, đóng vài trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Lúa là cây trồng có diện tích lớn nhất và quan trọng đối với nông nghiệp Việt Nam. Kèm với sự biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường và ngày càng khắc nghiệt, đó là sâu bệnh ngày càng nhiều và khó phòng trừ, đang làm giảm năng suất lúa.
Cải xà lách xoong có nguồn ngốc Châu Âu, ngày nay được trồng ở phía Tây Châu Á và nhiều nước trong vùng nhiệt đới như Mã Lai, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi Luật Tân, Việt Nam,… và ở phía Bắc Châu Phi. Cải xoong giàu Calcium (64 mg), sắt (1,1 mg), vitamin A, C,… Ở Việt Nam cải xoong được trồng chủ yếu ở vùng cao, có khí hậu mát như miền Bắc, Đà Lạt, Bình Thuận. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long là nơi trọng điểm trồng xà lách xoong, có truyền thống từ lâu đời, không những cung cấp cho đồng bằng mà cả thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra tỉnh An Giang, Cần Thơ cũng có trồng nhưng diện tích không đáng kể.
Dầu con rái là loài cây gỗ lớn, nhưng hiện nay khu vực phân bố của quần thể dầu con rái ở miền Đông Nam bộ đã bị thu hẹp đáng kể.
Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) - Văn hóa Đồng Nai được thành lập năm 2004 với tổng diện tích tự nhiên trên 100.303 ha nằm ở phía Bắc tỉnh Đồng Nai.
Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 13.594,28 ha, trong đó diện tích theo 3 loại rừng là 13.592,96 ha.
Hình thức nuôi thủy sản theo hình thức quảng canh cải tiến kết hợp tôm - cua - rừng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững, giúp nhiều nông dân có cuộc sống ổn định. Thông thường người dân chọn nuôi kết hợp các đối tượng tôm, cua, cá trên cùng đơn vị diện tích vừa tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có vừa đảm bảo nhu cầu của thị trường.
Theo các chuyên gia, việc phát triển nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam có nhiều thách thức nhưng cũng không ít cơ hội.
Cây mía đường Saccharum oficinarum L. thuộc họ Poaceae (Hòa thảo), được trồng ở nhiều các quốc gia trong khu vực khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Là một trong các cây nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường. Ở nước ta, mía là cây nguyên liệu duy nhất để chế biến đường ăn và được trồng nhiều ở: Miền Bắc, Bắc Miền Trung, Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL. Mía là một cây công nghiệp ngắn ngày, có vị trí kinh tế ngày càng quan trọng ở nước ta. Nó là một trong những cây mũi nhọn, có hiệu quả kinh tế cao, là cây có ưu thế trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng đất cao chưa chủ động nước và vùng đồi thấp. Mía là cây có khả năng bảo vệ và bồi dưỡng đất, là cây làm giàu của trung du. Trước mắt, mía là cây lấy đường phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong tương lai, mía còn là nguồn nguyên liệu quý của ngành năng lượng, ngành giấy và sợi nhân tạo.
Cây sến mủ trên hệ sinh thái rừng đất cát ven biển thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tên khoa học Shorea roxburghii G.Don, thuộc họ dầu hiện đã bị thu hẹp về không gian sống, nguồn gien của loài này đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->