Nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge đang phát triển công nghệ pin để chống biến đổi khí hậu theo hai cách, bằng cách mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo và thu giữ carbon dioxide trong không khí.
Một thiết bị mới có khả năng giúp người bị liệt cột sống tái lập một phần chức năng cơ bắp. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu, thiết bị này là một phần của nỗ lực liên tục để cải thiện chất lượng cuộc sống của những người mắc các vấn đề về cột sống.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của vi khuẩn có thể có liên quan đến việc sinh non. Việc sinh non trước thời hạn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé và đôi khi cả tử vong.
Một nhóm nhà khoa học đã tận dụng tro bay và xỉ đáy lò từ nhà máy điện đốt rác, kết hợp với thủy tinh phế thải để tạo ra loại bê tông có khả năng truyền ánh sáng, và giành giải ba tại Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024.
Một loại nhựa sinh học mới có thể giúp giảm dấu chân môi trường của ngành nhựa. Nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học California San Diego, Hoa Kỳ dẫn đầu, đã tạo ra nhựa nhiệt dẻo polyurethane (TPU) phân hủy sinh học, một loại nhựa thương mại mềm nhưng bền chắc được sử dụng trong sản xuất giày dép, thảm trải sàn, đệm và cao su non. Nhựa TPU chứa đầy các bào tử vi khuẩn, khi tiếp xúc với các chất dinh dưỡng có trong phân compost, sẽ nảy mầm và phân hủy vật liệu vào cuối vòng đời của nó. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm X - quang phổi ở bệnh nhân hậu Covid tại khoa khám Bệnh viện lao và phổi Thành phố Cần Thơ năm 2022, đánh giá mức độ lo âu trên bệnh nhân hậu COVID-19 khoa khám Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thành phố Cần Thơ năm 2022.
Các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu và Nghiên cứu cao cấp Catalan (ICREA), Viện Khoa học Quang tử (ICFO) của Tây Ban Nha hợp tác với Tập đoàn Corning của Mỹ vừa phát triển một bề mặt đồng có cấu trúc nano trong suốt (TANCS), giúp bảo vệ và tăng cường khả năng diệt khuẩn cho các màn hình cảm ứng dùng ở nơi công cộng.
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính chống ung thư của hai loài Garcinia cowa (Tai chua) và Garcinia fagraeoides (Trai lý), nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Trần Thị Thu Thủy và cộng sự tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã phân lập thành công 9 hợp chất xanthone mới từ cây Tai chua và bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của lá và vỏ cây Trai lý.
Thông qua việc triển khai thành công đề tài cấp bộ, ThS Phạm Thị Thùy Dương và các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã phân lập và tuyển chọn thành công một số chủng vi khuẩn phân giải Paclobutrazol (PBZ) tồn dư trong đất trồng cây ăn quả tại miền Tây và Đông Nam Bộ, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm hóa chất trong đất trồng cây.
Công trình giúp TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024 đã được hình thành từ quá trình hợp tác với giáo sư Mikhail Kiselev ở Trung tâm Vật lý lý thuyết Quốc tế Abdus Salam (ICCP).
Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->