Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Ấn Độ là quốc gia có số người sản xuất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất thế giới với 835.000 người được cấp giấy chứng nhận, theo Báo cáo Nông nghiệp Hữu cơ Thế giới năm 2018.
Hàu là một trong những loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ phân bố rộng trên thế giới, đây là loài ăn lọc do đó không cần cung cấp thức ăn trong quá trình nuôi, kỹ thuật nuôi đơn giản, có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao.
Với mục tiêu nhằm đánh giá ảnh hưởng của cả phân kali và silic đến khả năng tích lũy chất khô và hình thành năng suất của giống lúa cải tiến và giống lúa địa phương trong điều kiện đất nhiễm mặn, nhóm tác giả Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Phan Thị Hồng Nhung thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Nghiên cứu sinh Trường Đại học Cathonic at Louvain, Bỉ đã thực hiện nghiên cứu này.
Hiện nay, nghề nuôi tôm nước mặn, lợ đặc biệt nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang được quan tâm và phát triển cả về diện tích lẫn mức độ thâm canh. Diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tập trung tại 8 tỉnh ven biển.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Duyên - Bộ môn Công nghệ Sinh học, Trường Đại học An Giang; Vũ Anh Pháp - Viện Nghiên Cứu Phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ; Trần Thị Cúc Hòa - Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long. thực hiện nhằm xác định vật liệu di truyền giống lúa có hàm lượng sắt trong gạo cao và amylose, độ bền gel thấp để được khai thác trong các chương trình lai tạo giống lúa như sử dụng để lai tạo với giống lúa như sử dụng để lai với các giống lúa chịu mặn hoặc lúa thơm.
Vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng và phát triển ở thực vật có vai trò quan trọng trong nông nghiệp cả về số lượng, chất lượng và tính thân thiện với môi trường.
Rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ hơn 54 km đê biển, đê cửa sông ven biển, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển.
Nghiên cứu do tác giả Ngô Thanh Phong thuộc Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm đánh giá mức độ thay thế đạm hóa học của chế phẩm trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Nhằm góp phần xác định được bản chất những tác động lên tài nguyên đất ngập nước và những tổn thương của người dân khi tài nguyên đất ngập nước thay đổi để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất ngập nước, các tác giả Đỗ Văn Thông và Phạm Trọng Thịnh thuộc Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam Bộ đã thực hiện nghiên cứu Sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên đất ngập nước vùng U Minh Hạ và tính dễ tổn thương.
Phát triển chuỗi cung ứng bền vững các sản phẩm rau an toàn Mộc Châu (Sơn La) là 1 trong số những dự án mà Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR) triển khai. Dự án giúp cung cấp rau bản địa và rau trái vụ an toàn cho thị trường Hà Nội.
Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->