FPT Long Châu tiên phong mang giải pháp mới trong điều trị cho người bị bệnh mỡ máu
FPT Long Châu chính thức giới thiệu giải pháp điều trị mỡ máu thế hệ mới. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong điều trị rối loạn mỡ máu – một bệnh lý tiến triển âm thầm nhưng là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ và nhiều biến chứng tim mạch khác.

Công nghệ

Hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information Systems) là một hệ thống công cụ máy tính để thu thập, lưu trữ, kiểm tra và hiển thị dữ liệu liên quan đến các vị trí trên bề mặt Trái đất. GIS được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực nhằm phục vụ công tác quản lý, đánh giá hiện trạng của các đối tượng nghiên cứu. Lê Quang Cảnh và nhóm tác giả đã ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ bị tổn thương do nước biển dâng gây ra đối với diện tích đất trồng lúa ở dải ven biển tỉnh Phú Yên. Bùi Thu Phương, Nguyễn Thị Lệ Hằng đã sử dụng GIS để nghiên cứu, đánh giá thực trạng của công tác quản lý đất đai và biến động đất đai cấp huyện. Nghiên cứu của Phạm Trí Công đã sử dụng GIS/GPS để xây dựng hệ thống quản lý mất rừng, giúp xác định chính xác vị trí và diện tích các điểm mất rừng, xác định nhanh chóng ranh giới các điểm mất rừng và giúp xác định chính xác và nhanh chóng đường đi đến điểm mất rừng. Công nghệ GIS đã được Vũ Lê Ánh, Lê Thị Minh Phương sử dụng để phân tích, thành lập bản đồ khu vực ô nhiễm không khí và tính toán số lượng nhà dân nằm trong vùng thiệt hại tại quận Thanh Xuân khi xảy ra vụ cháy công ty Rạng Đông. Ứng dụng GIS cũng được sử dụng trong các nghiên cứu như xây dựng bản đồ ô nhiễm nước mặt tại thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh, thành lập bản đồ nguy cơ trượt lở huyện Xín Mần, Hà Giang, quản lý lịch sử biến động của thửa đất, xây dựng bản đồ chất lượng nước mặt khu vực khai thác khoáng sản tại huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh. Có thể thấy, các bản đồ được thành lập đã giúp thể hiện dữ liệu về các đối tượng nghiên cứu theo không gian, từ đó hỗ trợ công tác đánh giá và quản lý sự việc, hiện tượng hiệu quả hơn.
Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, ngành dệt may ngày càng gia tăng sản lượng sản xuất. Ngành này đã thu hút sự đầu tư lớn với hơn 5.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển đó kéo theo các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do nước thải dệt nhuộm có dư lượng hóa chất lớn. Trong nước thải dệt nhuộm có những thành phần dễ hòa tan bởi vi sinh vật và khó phân hủy như polyvinyl axetat, thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm hoạt tính và các chất tẩy trắng vải. Một đặc điểm của nước thải dệt nhuộm là thường có màu gây ảnh hưởng đến cảm quan và chất lượng nguồn nước. Khi công nghiệp hóa ngày càng gia tăng sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và trở thành một vấn đề toàn cầu. Hiện nay có khoảng hơn 100.000 loại thuốc nhuộm dệt may được bán trên thị trường và khoảng 700.000 ÷ 1.000.000 tấn thuốc nhuộm được sản xuất trong đó có 280.000 tấn nước thải từ ngành dệt may đã thải vào môi trường toàn cầu hàng năm.
Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều lĩnh vực của con người đang được tự động hóa bằng các thuật toán thông minh. AI không chỉ hỗ trợ mà còn mô phỏng một số cách tư duy và kỹ năng quan trọng của con người.
Hiện nay, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, nhu cầu về điện năng đang ngày càng tăng cao. Ngoài ra, chúng ta đang đối mặt với những vấn đề ngày càng trầm trọng về môi trường và sự biến đổi khí hậu. Một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết những vấn đề này là việc tích hợp các nguồn phân tán (DG) vào lưới điện hiện tại, và điều này đã giúp hình thành và phát triển của lưới điện nhỏ (MG). MG là một mạng điện quy mô nhỏ, bao gồm các phụ tải điện, các nguồn điện truyền thống, nguồn năng lượng tái tạo (RES) và các bộ lưu trữ năng lượng. Ngoài ra, MG có thể hoạt động ở chế độ nối lưới hoặc độc lập tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật và kinh tế. Ưu điểm của lưới điện nhỏ là vận hành linh hoạt, khả năng hoạt động độc lập và chi phí vận hành thấp hơn so lưới điện truyền thống. Do đó, việc lập kế hoạch vận hành ngày tới (UC) của MG giúp tối đa hóa lợi ích mà lưới điện này mang lại về mặt kinh tế và môi trường.
Hiện nay trên thế giới nói chung có nhiều công bố về phương pháp sử dụng sóng cao tần để phá hủy cũng như thu hồi cáu cặn, như của Leonard D.Tijing, sử dụng trường điện tần số radio tạo ra giữa 2 điện cực graphit có tác dụng làm giảm cặn canxi cacbonat bám trong hệ thống làm mát.
Sắt là một trong những kim loại được tìm thấy nhiều nhất trong môi trường và trong tất cả các sinh vật sống. Sắt đóng một vai trò quan trọng như một phần của hemoglobin trong quá trình lưu trữ và vận chuyển oxy, điện tử, các phản ứng enzyme, hô hấp ti thể, protein và tổng hợp DNA. Trong tự nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở 2 trạng thái oxy hoá là Fe2+ và Fe3+. Nếu cơ thể thừa hoặc thiếu sắt đều gây các vấn đề không tốt cho sức khoẻ. Do đó, việc xác định Fe3+ trong nhiều mẫu là cần thiết. Nhiều phương pháp khác nhau như phổ hấp thụ nguyên tử, phổ khối plasma kết hợp cảm ứng và phép đo phổ phát xạ nguyên tử, huỳnh quang và sắc ký ion đã được sử dụng rộng rãi để phát hiện các ion Fe3+. Tuy nhiên, các phương pháp này đòi hỏi thiết bị đắt tiền và hoạt động phức tạp, điều này hạn chế ứng dụng của chúng để phân tích nhanh và phân tích tại hiện trường. Để khắc phục những nhược điểm này, các cảm biến màu dựa trên vật liệu nano kim loại quý đã được phát triển để phát hiện Fe3+ và ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm.
Than sinh học (TSH) là một sản phẩm giàu carbon thu được do nhiệt phân sinh khối các sản phẩm từ thực vật, động vật, kể cả các loại phân chuồng,… được đốt trong điều kiện ít hoặc không có oxygen; hay than sinh học là sản phẩm bởi sự phân hủy các chất hữu cơ dưới điều kiện giới hạn oxygen và nhiệt độ thấp (< 700°C); Than sinh học là sản phẩm bởi nhiệt phân sinh khối chất thải dưới điều kiện giới hạn oxygen; Than sinh học được định nghĩa là vật liệu giàu carbon, cấp hạt mịn, xốp được sản xuất tương tự.
Hiện nay, ô nhiễm kim loại nặng được coi là cảnh báo nghiêm trọng nhất đối với hệ sinh thái trên Trái đất. Kim loại nặng có thể tồn tại trong các thành phần khác nhau của môi trường do đặc tính không phân hủy của nó. Thông qua việc xâm nhập vào chuỗi thức ăn, kim loại nặng làm tăng thêm mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái. Kim loại nặng tồn tại trong môi trường đất có thể do quá trình tự nhiên như núi lửa, xói mòn đất và phân hủy đá; trong khi các hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, chôn lấp, luyện kim, sản xuất hàng điện tử, sử dụng thuốc nhuộm, sản xuất nông nghiệp, hoạt động giao thông,… lại là nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng. Các phương pháp vật lý, hóa học và sinh học đã được thực hiện ở nhiều quy mô khác nhau nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất, trong đó xử lý ô nhiễm bằng thực vật (phytoremediation) được coi là một trong những phương pháp xử lý sinh học hiệu quả, tiết kiệm và thân thiện với môi trường, đồng thời có thể thu hồi kim loại nặng sau quá trình xử lý.
Phát triển chăn nuôi theo hướng xanh, tuần hoàn mang tầm chiến lược lâu dài nhằm giảm thiểu áp lực môi trường, nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Trong đó, kinh tế tuần hoàn đã được quy định rõ theo Khoản 1, Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, theo đó “Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”. Các mô hình nông nghiệp tái sử dụng phụ phẩm hoặc các sản phẩm đầu ra của quy trình sản xuất này được làm đầu vào cho quy trình sản xuất khác đang trở thành xu hướng phát triển bền vững, đặc biệt là các mô hình tái sử dụng phụ phẩm chăn nuôi có nguồn gốc hữu cơ cho cây trồng. Phụ phẩm chăn nuôi chủ yếu là các sản phẩm phụ đặc trưng được tạo ra từ hoạt động chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như chất độn chuồng đã sử dụng, thức ăn thừa, xác vật nuôi chết không phơi nhiễm mầm bệnh và độc tố có thể được tận dụng hoặc sử dụng lại cho các mục đích khác trong các nhóm tiểu ngành nông nghiệp. Về khía cạnh kinh tế và môi trường, mô hình chăn nuôi - trồng trọt tuần hoàn vừa tăng doanh thu cho cơ sở chăn nuôi và cải thiện thu nhập cho người nông dân vừa hạn chế tổn hại cho môi trường trong hiện tại và tương lai.
Gần đây, trí tuệ nhân tạo đã cung cấp bằng chứng cho thấy việc giảm lượng khí carbon nhanh chóng có thể không đủ để ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nghiên cứu này cảnh báo rằng những năm nóng nhất của thế kỷ 21 sắp tới có khả năng sẽ phá vỡ các kỷ lục nhiệt độ đã được ghi nhận trong những năm gần đây.
Công nghệ mới  
 
Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


 

Tiêu điểm

Bộ não bị lão hóa nhanh là do ảnh hưởng từ 64 gene
Ứng dụng di động hỗ trợ phục hồi chức năng liệt nửa người do đột quỵ
Đại học Harvard công bố 4 loại trái cây giúp hỗ trợ sống 'trường thọ' nên ăn thường xuyên
Can thiệp bào thai bằng Laser đốt thông nối mạch máu, giảm ối cứu sống thành công 2 trẻ song sinh cực non
Lần đầu tiên BV hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới ứng dụng keo dán sinh học trong phẫu thuật mắt
Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường phục vụ phát triển du lịch thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long” sắp diễn ra, với nhiều nội dung hấp dẫn đang chờ đón bạn!
Cần Thơ tham gia Triển lãm Quốc tế sản phẩm, máy móc, thiết bị nông nghiệp Việt Nam - Growtech Vietnam 2024
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế sản phẩm, máy móc, thiết bị nông nghiệp Việt Nam - Growtech Vietnam 2024
Phát hiện cơn đau bằng AI
Máy tiêm laser cung cấp thuốc trực tiếp
Thiết bị AI Audiologist sàng lọc thính lực
Liệu pháp điều trị loét bàn chân do tiểu đường
Tai nghe laser mới có thể đánh giá nguy cơ đột quỵ
Sử dụng hình ảnh 3D để tái chế rác thải nhựa
Mô hình robot mới đưa ra giải pháp chọn và đặt chính xác trong ứng dụng tự động hóa

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->