Nông nghiệp

Nếu trước đây người nông dân huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi chỉ sử dụng hình thức tưới thủ công truyền thống trong sản xuất nông nghiệp thì nay nhiều hộ dân đã sử dụng công nghệ tưới phun mưa.
Khi thu hoạch, nông dân ĐBSCL thường bán lúa tươi tại ruộng cho thương lái, lợi nhuận giảm. Sở dĩ phải chấp nhận bán vì thiếu sân phơi và lệ thuộc vào thời tiết. Có điều họ ít nhận ra là, nếu lúa được đưa qua lò sấy sẽ có lợi nhuận kép, vừa giảm được công phơi, vừa nâng cao phẩm chất hạt gạo.
Trong khi rất nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn e ngại trong việc đưa cây lạc dại vào trồng xen trong vườn cây ăn trái, cây công nghiệp như cà phê, tiêu... vì nghĩ rằng lạc dại sẽ hút hết chất dinh dưỡng của các loại cây trồng này, làm cho cây phát triển kém hiệu quả, thì tại vườn tiêu của gia đình anh Nguyễn Xuân Ry ở xã Ia Ky, huyện Chư Prông, lạc dại đã được anh trồng phủ xanh kín cả khu vườn, giúp cho cây tiêu phát triển tốt, tạo nên một mô hình kinh tế bền vững.
Tiến sỹ Vũ Duy Thoại, thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư VJO huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, vừa nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ sản xuất gạch không nung từ phế phẩm nông nghiệp thân thiện với môi trường.
Nông dân các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên và Yên Sơn (Tuyên Quang), những nơi áp dụng thâm canh lúa bằng phân viên nén dúi sâu, đang rất phấn khởi vì vụ lúa xuân cho năng suất hơn 60 tạ/ha, tăng 15% so với vụ trước.
Hơn chục năm công tác trên vùng vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), anh Nguyễn Xuân Tình thấu hiểu nỗi vất vả cũng như áp lực tiêu thụ quả vải của nông dân. Sau nhiều tháng trời miệt mài nghiên cứu, anh đã sáng chế thành công chiếc máy sàng phân loại vải.
Trong một số trường hợp nhà vườn gặp khó trong việc tạo khô hạn nhân tạo cho cây trong mùa mưa hoặc việc sử dụng chất điều hòa, kích thích sinh trưởng không đạt kết quả, thì có thể áp dụng kích thích ra hoa bằng kỹ thuật cắt khoanh vỏ thân cây chôm chôm.
Một ngày hội thu hoạch ngô vừa náo nức diễn ra tại xã nghèo Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Gần 300 nông dân và các cơ quan quản lý nông nghiệp của 4 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn đã có mặt để chứng kiến sự thay đổi thần kỳ của người nông dân nơi đây về nhận thức sử dụng giống và kỹ thuật thâm canh ngô lai mới, năng suất cao.
Vừa qua, tại xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề “Phát triển nghề nuôi cá thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp.
Mô hình trồng rau an toàn theo hướng VietGAP được triển khai thực hiện tại xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, Hà Giang, là giải pháp tối ưu đối với Cao nguyên đá Đồng Văn, nơi luôn khan hiếm nước.

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->