Giải pháp

Theo thông tin từ Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam ngày 6-5-2023, công ty năng lượng lớn nhất Na Uy - Equinor đã chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hợp tác kinh doanh giữa Na Uy và Việt Nam.
Ngày 23 tháng 3, Bộ Ngoại giao thông báo rằng, Đối thoại Biển lần thứ 10, với chủ đề "Năng lượng tái tạo ngoài khơi: Cơ hội và thách thức đối với chuyển đổi xanh", đã chính thức khai mạc tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Sự kiện này được tổ chức bởi Học viện Ngoại giao (DAV) và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS).
Nhằm mục tiêu nghiên cứu làm chủ khoa học công nghệ trong lĩnh vực quang điện - điện tử từ phương pháp chế tạo vật liệu MoS2, chế tạo linh kiện, khảo sát tính chất và ứng dụng vật liệu chủ yếu trong lĩnh vực quang điện hóa, quang xúc tác tách H2 từ nước, TS. Nguyễn Tiến Đại và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Kỹ thuật nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện đề tài: "Tổng hợp và nghiên cứu tính chất quang của vi cấu trúc MoS2 (2D, 0D) nhằm ứng dụng trong quang xúc tác”, mã số đề tài là GUST.STS.ĐT2020-HH10.
Chiều ngày 25/4/2024, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã diễn ra Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác về khoa học công nghệ giữa Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường (ISTEE) và Công ty TNHH Một thành viên Ứng dụng công nghệ mới và Du lịch (NEWTATCO).
Các nhà nghiên cứu đã phát triển một thiết bị tạo điện mới chạy bằng hơi ẩm được làm từ một lớp vải mỏng, muối biển, mực carbon và một loại gel hút nước đặc biệt. Thiết bị hoạt động bằng cách giữ cho một đầu của vải luôn khô ráo, trong khi đầu kia luôn ướt. Sự khác biệt về độ ẩm của vùng khô và ướt của vải phủ carbon tạo ra dòng điện. Loại pin dạng vải có thể sạc lại này có thể sản xuất điện trong hơn 150 giờ và cung cấp sản lượng điện cao hơn pin AA thông thường, có khả năng cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử hàng ngày.
Ngày 15 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 500/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong thời kỳ 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Với tinh thần khẩn trương và chủ động bàn giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về hợp đồng mua bán điện đối với các dự án chuyển tiếp, chiều 20-3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức hội nghị trao đổi với chủ đầu tư các dự án này.
Trong bối cảnh tăng nhanh về nhu cầu năng lượng, Việt Nam đã nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng sạch và xanh, từ bỏ dần các nguồn năng lượng hóa thạch, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững trong lĩnh vực năng lượng. Chính sách này đã giúp cung cấp điện một cách tích cực, đặc biệt là trong thời gian gần đây tại miền Bắc khi đối mặt với tình trạng thiếu nguồn và tăng cao phụ tải, đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn 2021-2025.
Biến đổi khí hậu đang được xem là một trong những thách thức lớn đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu đã được xác định là do sự gia tăng nhanh chóng của các khí nhà kính, trong đó khí CO2 được coi là khí gây ra biến đổi khí hậu nghiêm trọng nhất do được phát sinh từ hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội của con người. Để giảm lượng khí thải này, lựa chọn khả thi nhất hiện nay là sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời.
Các dự án điện gió ở Đắk Nông khi hoàn thành sẽ đóng góp cho lưới điện quốc gia trên 1 tỷ kWh và đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.




Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->