Nông nghiệp

Quan niệm của bà con nông dân từ xưa đến nay thì việc đốt đồng có một số lợi ích: không tốn công và chi phí xử lý rơm rạ trên đồng ruộng... Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì việc đốt rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng đã gây ra những tác hại lớn hơn gấp nhiều lần so với những lợi ích mà nó mang lại.
Sau 15 tháng thực hiện dự án “Phát triển biogas theo định hướng thị trường khu vực ĐBSCL nhằm biến đổi chất thải thành năng lượng tại Vĩnh Long”, Vĩnh Long đã xây dựng được 422/600 hầm biogas (70% kế hoạch đề ra), với 30 xã thuộc Vũng Liêm, Tam Bình và Mang Thít được chọn tham gia dự án. Qua đó, đã góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tận dụng lợi thế và tiềm năng của một tỉnh "thiếu mưa, thừa nắng" như Ninh Thuận, Dự án đưa công nghệ tưới phun mưa sử dụng năng lượng Mặt Trời đã được Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh triển khai ứng dụng tại Ninh Thuận, giúp người dân có điều kiện mở rộng diện tích canh tác, giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản suất trên đơn vị diện tích, đồng thời gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Nghề nuôi lươn đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng các hộ nuôi ở An Giang cũng như miền Tây vẫn phải sử dụng con giống khai thác ngoài tự nhiên để nuôi. Từ tận dụng đất quanh nhà ở nông thôn mà nhiều hộ vốn dĩ rất nghèo cũng đã vươn lên làm giàu và những người có mức sống trung bình lại có thêm thu nhập.
Ngày 4/4, đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ đã có chuyến khảo sát vùng nguyên liệu và giới thiệu công nghệ CAS nhằm giúp bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng quả vải thiều và các loại rau quả, thực phẩm khác tại tỉnh Bắc Giang.
Từ nguồn phế phẩm của các nhà máy sản xuất mía đường, các nhà khoa học thuộc Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất chế phẩm sinh học đa năng có tên là Huđavil-Hud5 giúp xử lý ô nhiễm nước và bùn đáy hồ nuôi tôm sú, cá tra.
Xã Hữu Định – huyện Châu Thành, mô hình xử lý phân compost tại nhà do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành phối hợp phòng Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện từ tháng 5/2011 đang phát huy hiệu quả.
Xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A có hơn 90ha trồng nhãn tiêu da bò, và phần lớn trong số đó đang bị nhiễm bệnh chổi rồng. Một số nhà vườn linh hoạt trồng nhãn Ido hoặc lấy bo nhãn Ido ghép gốc nhãn tiêu da bò bị bệnh chổi rồng, hiệu quả thật bất ngờ.
Sau một thời gian nghiên cứu, cơ sở sản xuất của gia đình ông Hồ Sáu, một lão nông ở xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, đã sản xuất thành công thức ăn cho bò sữa để xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Ông Nguyễn Thế Tiền, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho biết, gần đây nông dân trong huyện đã tự làm chủ được quy trình ủ phân vi sinh từ phụ phế phẩm vỏ càphê. Từ đó, góp phần tăng độ phì cho đất, tăng năng suất cây trồng, giảm bớt đầu tư, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->