Cơ khí

Là nhà cung cấp thiết bị máy mài lò xo, SIMCO hiểu tầm quan trọng của việc trang bị cho khách hàng những công cụ tốt nhất cho các ứng dụng của họ. Một sự tiến bộ đáng kể đã làm cách mạng hóa ngành công cụ là việc ứng dụng lớp mạ tiên tiến. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá thế giới của lớp mạ công cụ, các ứng dụng đa dạng của chúng, và đi sâu vào những lợi ích đáng chú ý của Công Cụ EP cho máy mài lò xo.
Trong ngành công nghiệp sản xuất ngày nay, tự động hóa không còn là sự xa xỉ; nó đã trở thành điều cần thiết. Nhu cầu về các giải pháp tự động hóa ngày càng tăng, và ngành mài lò xo cũng không ngoại lệ, với các hệ thống cấp dữ liệu tự động thúc đẩy sự chuyển đổi trong các quy trình sản xuất.
Ngành cơ khí Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của quốc gia. Ngành này bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ như: máy công cụ, linh kiện ô tô, sản xuất thiết bị điện tử, máy móc công nghiệp và thiết bị xây dựng. Những năm gần đây, ngành cơ khí ghi nhận mức tăng trưởng ổn định nhờ nhu cầu ngày càng tăng từ cả thị trường trong nước và quốc tế.
Các kỹ sư cơ khí mơ ước và thiết kế những cỗ máy và công nghệ tuyệt vời nhằm cải thiện cuộc sống của con người theo mọi cách. Từ máy bay, ô tô đến robot và hệ thống năng lượng tái tạo, các kỹ sư cơ khí đã định hình thế giới hiện đại của chúng ta.
Ra giêng ngày rộng tháng dài, tôi đã đến thăm 03 doanh nghiệp thành viên Hiệp hội VAMI chuyên tổ chức sản xuất một số linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các Hãng chế tạo xe gắn máy, ô tô đầu tư ở Việt Nam và nước ngoài. Đó là các nhà máy sửa chữa, sản xuất vòng bi Phổ Yên (nay là Fomeco), Nhà máy Phụ tùng số 1 (nay là FUTU1), nhà máy Diezel Sông Công (nay là Disoco). Đây là cụm các công ty cổ phần thành viên của Tổng công ty Máy động lực & Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) có trụ sở tại TP.Phổ Yên và TP.Sông Công tỉnh Thái Nguyên.
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.
Một số xu hướng quan trọng cho ngành công nghiệp hỗ trợ bứt phá năm 2024? Các doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và cơ khí cần nắm bắt để không bỏ qua cơ hội.
Đội công trình điện Nhơn Trạch 3&4, thuộc Công ty cổ phần LILAMA 10, đã hoàn thành việc lắp đặt thành công Rotor máy phát tại Nhà máy điện Nhơn Trạch 4, nằm trong Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Trong xu hướng hội nhập và phát triển của nền giáo dục nói chung và của đào tạo bậc đại học nói riêng, việc liên tục đổi mới các phương pháp giảng dạy để mang lại hiệu quả tốt nhất là xu hướng tất yếu. Đối với chương trình đào tạo của bậc đại học, các học phần dạy học dự án là các học phần trọng điểm được chú ý đầu tư cả về đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất. Với mục đích hướng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo và đa dạng hóa cách thức triển khai học phần dạy học dự án CAD trong kỹ thuật theo đặc thù của ngành đào tạo Công nghệ Kỹ thuật ô tô, bài báo đã đánh giá các nội dung của học phần và đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm thích nghi với tính chất đặc thù của lĩnh vực đào tạo Kỹ thuật ô tô và nâng cao chất lượng đào tạo, bao gồm: Nâng cao nhận thức cho giảng viên và sinh viên về dạy học dự án; Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giảng viên; Đa dạng hóa phương thức tổ chức dạy học; Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy.
Hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo đang gặp một số rào cản về mặt cơ chế chính sách, cần nhanh chóng tháo gỡ.
[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp
Nghiên cứu đánh giá lượng chất thải rắn bị rò rỉ ra môi trường khu vực quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) do con người thải bỏ tại các đô thị phần lớn đã được thu gom, tuy nhiên vẫn còn một phần bị rò rỉ và xả thải vào môi trường. Vì vậy, đánh giá lượng rác và thành phần rác bị rò rỉ ra môi trường là cần thiết trong bối cảnh công tác BVMT ngày càng được quan tâm. TP. Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, có khoảng 9 triệu người. Hiện nay, ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.800 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98 kg/người/ngày. Với tỷ lệ thu gom là 91% thì trung bình mỗi ngày ước tính sẽ có gần 900 tấn rác chưa được thu gom đúng cách, lượng chất thải này sẽ phát tán vào môi trường, theo các kênh rạch, sông chảy ra biển. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chất thải nhựa dễ bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ và vi nhựa, dễ dàng rò rỉ vào môi trường.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->