Môi trường

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Ðây là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp sau khi hết hạn khai thác mỏ khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và Luật BVMT năm 2020.
Thiết kế sinh thái (TKST) là cách thức nhằm tránh tạo ra rác thải và ô nhiễm; tuần hoàn sản phẩm và vật liệu tại giá trị cao nhất cũng như tái tạo thiên nhiên ngay từ ban đầu của quá trình. Khái niệm thiết kế tuần hoàn bắt nguồn từ nguyên lý của TKST, thiết kế bền vững vì môi trường. TKST xem xét các khía cạnh môi trường trong toàn bộ giai đoạn phát triển sản phẩm, nỗ lực để sản phẩm tạo ra tác động lên môi trường ở mức thấp nhất có thể trong suốt vòng đời sản phẩm. Do đó, TKST là hướng đi thực tiễn, phù hợp với quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn.
Trước sức ép của lượng chất thải sinh hoạt ngày càng tăng trong khi không còn đất cho bãi chôn lấp, từ lâu nhà máy đốt rác phát điện (WtE) công suất lớn đã là một giải pháp thay thế được nhiều nước chú ý đầu tư xây dựng. Tại Việt Nam, những năm gần đây, một số WtE đã được xây dựng và đi vào vận hành, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt. Do WtE là một loại hình đặc biệt với nguyên liệu đốt là rác thải sinh hoạt, nên các nước đều chú ý kiểm soát phát thải, đặc biệt là khí và bụi thải trong đó có Dioxin/Furan. Việt Nam cũng đã ban hành nhiều quy định về BVMT đối với loại hình đặc biệt này.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đã và đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực, bao gồm cả hoạt động đo lường, quan trắc và giám sát môi trường. Bài viết đề cập đến vấn đề chuyển đổi số trong giám sát môi trường và thực tiễn ứng dụng trong lĩnh vực giám sát môi trường, tập trung vào các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI) và Blockchain.
Chất thải rắn (CTR) phát sinh cùng với sự phát triển của con người gần như là quy luật không thể tránh khỏi, đáng chú ý là rác thải nhựa (RTN). Bằng phương pháp lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu đề xuất mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) cho ngành nhựa, giảm thiểu RTN cho TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, chưa đến 44% rác nhựa được thu hồi, còn lại hơn 56% người dân thải bỏ. T hành phần RTN chủ yếu là nhựa polypropylen (27,1%), polyetylen (51,2%) và polyvinyl clorua (13,4%). Đặc biệt, thông qua phương pháp phân tích SWOT và thang đo Likert, nghiên cứu đã chỉ ra cơ hội trong việc tái thu nhập tài chính và những thách thức cần giải quyết khi áp dụng giải pháp đề xuất cho khu vực nghiên cứu.
Chai nhựa PET (Polyethylene terephthalate) còn được gọi là PET, PETE, PETP hoặc PET-P, là loại nhựa nhiệt dẻo, có thể tái chế, tái sử dụng, được dùng làm bao bì đựng thực phẩm, đặc biệt phổ biến ở các loại nước uống đóng chai như nước suối, nước ngọt...
Xử lý tro đốt rác thải sinh hoạt là một trong những thách thức lớn của công tác BVMT trên toàn cầu. Tại Việt Nam, việc sử dụng tro xỉ từ quá trình đốt rác vẫn còn hạn chế, gây ra tiềm ẩn rủi ro đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc ứng dụng tro đốt trong nông nghiệp còn hạn chế so với sử dụng trong vật liệu xây dựng, một phần do lo ngại về các nguy cơ tiềm ẩn như sự hiện diện của độc tố hoặc chất phóng xạ, nguy cơ nổ và khả năng ăn mòn hoặc ngộ độc. Tro có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người hoặc tương tác với các yếu tố khác gây ra rủi ro gián tiếp.
Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) do con người thải bỏ tại các đô thị phần lớn đã được thu gom, tuy nhiên vẫn còn một phần bị rò rỉ và xả thải vào môi trường. Vì vậy, đánh giá lượng rác và thành phần rác bị rò rỉ ra môi trường là cần thiết trong bối cảnh công tác BVMT ngày càng được quan tâm. TP. Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, có khoảng 9 triệu người. Hiện nay, ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.800 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98 kg/người/ngày. Với tỷ lệ thu gom là 91% thì trung bình mỗi ngày ước tính sẽ có gần 900 tấn rác chưa được thu gom đúng cách, lượng chất thải này sẽ phát tán vào môi trường, theo các kênh rạch, sông chảy ra biển. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chất thải nhựa dễ bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ và vi nhựa, dễ dàng rò rỉ vào môi trường.
Nhựa là một loại vật liệu phổ biến và đa dạng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng. Sản phẩm từ nhựa xuất hiện ở mọi nơi, từ đồ gia dụng, bao bì đóng gói, đồ điện tử cho đến đồ chơi trẻ em và nhiều ứng dụng khác. Tuy nhiên, quá trình sản xuất và tiêu dùng nhựa đã gây ra một vấn đề nghiêm trọng về rác thải nhựa. Số lượng lớn rác thải nhựa khó phân hủy đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Đà Nẵng là một thành phố lớn của Việt Nam có tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng, đồng thời là một trong những thành phố cảng có vị trí chiến lược của miền Trung Việt Nam. Bờ biển Đà Nẵng dài khoảng 92 km, có vịnh nước sâu với cảng biển Tiên Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200m, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngoài. Bờ biển Đà Nẵng có nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô, Làng Vân... với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay một trong những vấn đề ảnh hưởng đến vẻ đẹp và hoạt động ở các bờ biển chính là rác thải nhựa.
[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->