Lượt truy cập:
Sở hữu trí tuệ [ Đăng ngày (22/03/2025) ]
Nghề gốm Kim Lan của Thủ đô Hà Nội là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Gốm Kim Lan không cầu kì về chi tiết mà đơn giản, hài hòa, tạo sự tiện dụng. Sản phẩm phong phú, đa dạng, bên cạnh hàng mỹ nghệ còn có gốm dân dụng, đồ thờ cúng, lọ hoa, chậu hoa, gạch ngói xây dựng…

Sáng 15/3, tại làng gốm Kim Lan, xã Kim Đức, huyện Gia Lâm (Hà Nội), UBND huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định công nhận Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận Điểm du lịch Kim Lan, xã Kim Đức.

Dự buổi Lễ có Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nông Quốc Thành; bà Noshino Noriko - Phó Chủ tịch quỹ Bảo vệ Di sản dưới lòng đất Đông Nam Á (phu nhân của Tiến sĩ Nishimura Masanari - nhà khảo cổ học Nhật Bản, người có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu, khai quật di tích và xây dựng Bảo tàng gốm sứ lịch sử Kim Lan) cùng đông đảo cán bộ, nhân dân xã Kim Đức, huyện Gia Lâm.

Đây là chuỗi những hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025); hưởng ứng Chương trình du lịch Hà Nội chào năm 2025 và tôn vinh giá trị của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch theo tinh thần chỉ đạo của trung ương và thành phố.

Phát biểu tại Lễ đón nhận, ông Trương Văn Học - Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết: Xã Kim Lan, nằm ở phía tây nam huyện Gia Lâm, từ ngày 1/1/2025 sáp nhập với xã Văn Đức thành xã Kim Đức, theo Nghị quyết số 1286 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Kim Lan nằm ven sông Hồng và nổi tiếng với đất sét trắng, đã có nghề gốm từ rất sớm. Các khai quật tại di chỉ bãi Hàm Rồng cho thấy nghề gốm ở đây đã tồn tại từ thế kỷ 7 và được coi là một trong những sản phẩm quý từ thế kỷ 8. Tuy nhiên, đến thế kỷ 18, nghề gốm dần mai một. Từ năm 1977-1978, người dân Kim Lan bắt đầu phục hồi nghề gốm và đến những năm 1990, làng có khoảng 750 lò gốm. Tuy nhiên, đến những năm 2010, sự cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài đã làm giảm số lượng hộ làm gốm.

Trước khó khăn, một số hộ dân đã chuyển sang sản xuất bằng lò gas, giúp làng gốm Kim Lan hồi sinh. Hiện nay, làng có hơn 300 lò hoạt động, thu hút hàng nghìn lao động và mang lại khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm cho địa phương.

Gốm Kim Lan không cầu kì về chi tiết mà đơn giản, hài hòa, tạo sự tiện dụng. Sản phẩm phong phú, đa dạng, bên cạnh hàng mỹ nghệ còn có gốm dân dụng, đồ thờ cúng, lọ hoa, chậu hoa, gạch ngói xây dựng… Rất nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà đã vươn ra thị trường lớn trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng chủ thể nghề gốm tại Kim Lan luôn đồng lòng, chung tay, tích cực giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá làng nghề. Hiện xã có 17 nghệ nhân, trong đó có 1 nghệ nhân ưu tú và 7 nghệ nhân Hà Nội. Các nghệ nhân đã làm ra những sản phẩm độc đáo, đòi hỏi trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao. Xã có 3 sản phẩm được Tổ chức kỷ lục Guinness Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục Guinness cho sản phẩm gốm sứ thủ công lớn nhất; 3 sản phẩm được Viện sáng tạo độc bản Việt Nam công nhận sản phẩm độc đáo; 25 sản phẩm đạt OCOP 4 sao.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, nghề gốm Kim Lan đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 23/1/2025. Huyện Gia Lâm cũng xác định phát triển du lịch bền vững, đặc biệt là khai thác di sản văn hóa và làng nghề truyền thống, nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa và nâng cao đời sống người dân.

Ngày 2/8/2024, UBND Thành phố đã công nhận Kim Lan là điểm du lịch. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp địa phương hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, quảng bá giá trị văn hóa và nghề thủ công Kim Lan, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghề gốm.

Đến với làng gốm cổ truyền (điểm du lịch Kim Lan) du khách có dịp tham quan nhiều điểm đến rất ý nghĩa và hấp dẫn như: Bảo tàng gốm sứ Kim Lan, trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Kim Lan, du khách tham quan khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm mới sản xuất, trải nghiệm quy trình sản xuất gốm;…/.

TH
Theo https://nguoihanoi.vn (ltnhuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
Tin mới
Phân tích mối tương quan của các chi phí đến tổng mức đầu tư
Trong lĩnh vực phát triển dự án chung cư, việc hiểu rõ mối quan hệ giữa các chi phí và tổng mức đầu tư đóng vai trò quan trọng trong...
Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng công trình tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh
Hai tác giả Phong Gia Hào – Khoa Xây dựng, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) và Thái Phương Trúc - Khoa Kỹ thuật Xây dựng,...
Thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo trong ngành xây dựng
Trong thời gian tới, để ngành xây dựng tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, Bộ Xây dựng sẽ nỗ lực thực hiện các mục tiêu: Làm chủ thiết...
Trình làng nhiều sản phẩm, công nghệ mới ngành xây dựng tại Vietbuild Hà Nội 2025
Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2025 thu hút khoảng 1.500 gian hàng của hơn 400 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Đây là cơ hội khách...
Bức tranh thị trường vật liệu xây dựng giai đoạn 2024-2025
Thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) đang trên đà phục hồi với mức tăng trưởng sản lượng tích cực trong năm 2024, nhờ lực đẩy từ đầu tư công...
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh chủ trì cuộc họp triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường của Bộ Xây dựng
Sáng nay (3/4), Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh chủ trì cuộc họp triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường của...
Xu hướng ChatGPT-Ghibli: Thử nghiệm sáng tạo hay mối đe dọa sự sáng tạo của con người?
Xu hướng ChatGPT-Ghibli đang gây bão trên mạng xã hội khi người dùng có thể biến ảnh cá nhân thành những tác phẩm mang phong cách Ghibli độc đáo. Tuy...
Bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất
Để ứng phó với hạn, mặn, ngay từ đầu năm 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp nhằm...
Thuốc chống trầm cảm có liên quan đến đột tử do tim
Đột tử do tim (SCD) được định nghĩa là chết bất ngờ có liên quan đến các vấn đề tim mạch, thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi...
Bệnh lao - Căn bệnh cổ xưa vẫn đe dọa sức khỏe toàn cầu
Từ tháng 1 năm 2024 đến nay, thành phố Kansas, Kansas và hai quận lân cận đã ghi nhận một đợt bùng phát bệnh lao phổi, có triệu chứng điển...
Xét nghiệm máu đơn giản có thể phát hiện bệnh ung thư phổ biến ở nam giới trẻ
Các nhà nghiên cứu tại Cornell đã xác nhận một dấu ấn sinh học trước đây được xác định để phát hiện khối u tế bào mầm tinh hoàn ác...
Thuốc tránh thai không chứa hormone dành cho nam giới, hiệu quả 99%
Đầu tiên, nghiên cứu từ Khoa Dược của Đại học Minnesota đã công bố những tiến bộ quan trọng trong phát triển thuốc tránh thai không chứa hormone dành cho...
Khám phá ra lý do tại sao sông Colorado lại khô cạn
Sông Colorado cùng các nhánh của nó cung cấp nước thiết yếu cho thủy điện, tưới tiêu và nước uống cho bảy tiểu bang của Hoa Kỳ và Mexico....
Những điểm nổi bật của Nghị quyết số 193/2025/QH15, ngày 27/2/2025 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển KH, CN, ĐMST và CĐS quốc gia”
Nghị quyết số 193/2025/QH15, ban hành ngày 27/2/2025, là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy khoa học, công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển...
Học giả Anh khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Là quốc gia đang phát triển, không bị ràng buộc bởi những truyền thống lịch sử khó thay đổi như một số quốc gia khác, Việt Nam có lợi thế...
-->
-->