Sử dụng phiền phức vì khó khiển chế và đo kiểm chính xác nồng độ, vận hành kém an toàn, thiết bị, đường ống nhanh rỉ mòn. Ngoài ra khi xử lý thường tạo ra các chất THM (Tree Halo Methanes) – là nhóm chất gây ung thư rất bền vững, cứ tích lũy tăng dần theo mỗi vòng quay của nước và lượng Chlorine dư thừa có thời gian bán rã (giảm đi 50%) lâu tới vài ngày với mùi rất khó chịu, gây dị ứng, ngứa, khô xám da, rụng tóc,…
- Thiết bị lai ghép với Ozone: Dùng Chlorine tiếp theo Ozone, thường được sử dụng khi cải tạo bể bơi cũ đã có sẵn hệ thống châm Chlorine, nay bổ sung Ozone để giảm lượng Chlorine, giảm THM, cải thiện chất lượng nước,… Tuy giảm được đầu tư máy Ozone lớn (khoảng 30-40%) nhưng phức tạp, khó kiểm soát, không thật an toàn và không kinh tế khi vận hành lâu dài. Thiết bị lai ghép với Ozone chỉ nên xem là giải pháp tiết kiệm 20 % phần công suất dự trữ cho máy Ozone, trong đó Chlorine được tận dụng như biện pháp dự phòng trong trường hợp cần tẩy uế bể.
- Thiết bị toàn Ozone tuy đầu tư nhiều nhưng chi phí vận hành thấp do chỉ số CT cao gấp hàng trăm lần Chlorine nên chỉ cần nồng độ thấp và thời gian tiếp xúc ngắn. trong bồn trộn nhỏ gọn, Ozone sẽ tiếp tục phản ứng trong thời gian nước chạy trên đường ống và trong bể bơi. Ngoài diệt khuẩn Ozone còn khử mùi, tiêu độc, tẩy màu nước,… sử dụng đơn giản vì không cần tự động khiển chế, rất an toàn, tuổi thọ thiết bị cao, không tạo ra ô nhiễm thứ cấp, lại có thời gian bán rã ngắn chỉ khoảng 60 phút với nước thường hoặc 40 phút với nước ấm nóng. Lượng Ozone dư chỉ cần rất nhỏ, không có mùi cũng đủ làm tăng thêm hoạt tính cho nước chống lây nhiễm bệnh, kích thích tạo tế bào, làm da thêm mạnh khỏe,… duy trì hiệu quả làm sạch trong vài ngày đêm. Chất lượng nước bể bơi khi xử lý bằng Ozone được theo dõi nhanh chóng qua điện thế oxy hóa khử và Nhiệt độ nước (đo trực tiếp với 1 cốc nước lấy ngay tại đầu đường ống nước ra bể bơi) bằng bút ORP hiện số, chạy pin kiểu ORP-57. Trị số đạt chuẩn là +400 đến + 475 mV, phụ thuộc chất lượng, độ pH, nhiệt độ,… của nước.
Xác định công suất máy Ozone cho bể bơi kín 600 m3 nước
1- Nguyên tắc tính toán:
1.1 - Lượng Ozone (gam) tan trong nước đảm đương 2 nhiệm vụ:
Phản ứng oxy hóa diệt khuẩn tiêu độc khử màu, mùi // Phản ứng Hydrat hóa tạo OH- làm tăng pH, tăng hoạt tính của nước. Lượng Ozone cần tương ứng với lượng nước của bể để đạt được nồng độ ~0,1 ppm (0,1 gam Ozone cho mỗi 1 m3 nước)
1.2- Lượng khí Ozone (gam) từ máy ra thường phải lớn gấp 1,2 - 5 lần tùy thuộc hiệu suất của thiết bị trộn khí Ozone vào nước.
1.3- Sản lượng Ozone của máy phát Ozone (gam/giờ) tương ứng với lưu lượng nước tuần hoàn (m3/giờ) – phụ thuộc công suất lọc-bơm.
1.4- Công suất máy Ozone (g/h) thường cần lớn hơn 130 – 150 % tính toán để dự phòng sự cố ô nhiễm nguồn nước hoặc khi cần tổng vệ sinh hay tẩy uế phòng chống lây lan dịch bệnh,… (riêng trường hợp dùng thiết bị Ozone thủy hợp không cần dự trữ).
2- Xác định công suất máy Ozone với bể bơi đã khảo sát có lượng nước chứa ~600 m3 và lưu lượng nước tuần hoàn tối đa 150 m3/giờ :
Với cấu tạo tính chất khai thác (không phải là bể chuyên doanh, mật độ và lưu lượng người bơi không cao, khách bơi chủ yếu là người lớn, sạch sẽ, …).
2.1 - Hòa trộn bằng các phiến sục khí đặt trong bồn chứa nước (không dùng vì hiệu suất thấp) 2.2 -Hòa trộn bởi Venturi - Injector thông thường với dòng nước lấy từ 1 trong 3 bơm ly tâm 50 m3/h đã có sẵn: Cần công suất ~ 120 g/h
2.3 - Hòa trộn bởi bộ trộn 2 dòng với Kine-Dynamic Ejector:
Dòng chính là đường nước ra bể, dòng trộn (trích một phần từ dòng chính, qua thêm 1 bơm ly tâm 2,8 KVA để tăng dòng và áp cho Kine-Dynamic Ejector 2 dòng sẽ lại hợp vào nhau, trong buồng trộn tĩnh (Static Mixer): Cần công suất ~ 90 g/h.
2.4- Hòa trộn bởi thiết bị thủy hợp với bơm trộn chuyên dụng, bình tích áp, bộ tạo vi bọt,… (thiết bị kiểu mới của Sinh Phú) hiệu suất rất cao, không cần dự trữ công suất: Cần công suất ~ 50 g/h. |