Môi trường [ Đăng ngày (12/10/2011) ]
Làm sạch nhanh nước giếng khoan
Do ở sâu dưới lòng đất nên nước giếng khoan thường có nhiều muối vô cơ nhiều nhất là Sắt, Mangan, Canxi, Magie, … có màu và mùi tanh đặc trưng, rất ít tạp chất hữu cơ, hầu như không ngậm oxy và thường khá trong.

Giếng nông hoặc ở nơi bị ô nhiễm có thể nhiễm các độc chất như Asen, chì, thuốc bảo vệ thực vật, chất hữu cơ, độc khí và độc khuẩn,… loại nước này đôi khi có màu và thường đục hơn.

Thông thường Nước giếng khoan khi hút lên sẽ xử lý qua các công đoạn: Oxy hóa (tự nhiên hoặc cưỡng bức) bằng không khí - Lắng -Lọc cát - trao đổi ion, làm mềm nước - Hấp phụ mùi, tảy màu (bằng Than hoạt tính) - Lọc tinh - Sát khuẩn (bằng Clo hay đèn tia cực tím ),… Với loại nước đục sẽ tạo bông làm kết tủa và vi lọc, nếu nhiễm độc kim loại nặng hay độc khí thì sẽ tăng cường thêm bộ lọc - khử độc chuyên dụng, đôi khi còn điều chỉnh độ pH (thường là nâng tới 7 - 7,8),… 

Phương pháp  “Xử lý từng thành phần theo từng bước”  này tuy rất phổ biến nhưng khá rối rắm, thiết bị cồng kềnh, năng suất thấp, đầu tư nhiều, vận hành tốn kém, phiền phức (nhất là khâu rửa ngược các bộ lọc, hoàn nguyên hạt trao đổi ion, thay cát và vật liệu lọc, chăm sóc điều chỉnh,…) tuổi  thọ thiết bị thấp,… làm cho giá thành nước thành phẩm cao mà chất lượng cũng khó ổn định.

Với yêu cầu nước sạch dùng cho sinh hoạt có thể ứng dụng công nghệ - thiết bị phổ quát đa năng WM  để xử lý nhanh nước giếng khoan bình thường, đồng thời có thể kết hợp thêm một vài bộ kiện để xử lý (để tận thu các nguồn nước) cho: Nước máy chất lượng chưa đạt, nước mặt (sông hồ), nước mưa, nước thải (đã thỏa mãn TCVN  5945 - 2005 loại A),… Chúng tôi xin giới thiệu vài nét về WM 1.1 (1TPH - tấn/giờ hay m3/giờ) - Phiên bản đơn giản nhất, gọn, nhẹ, bền, rẻ, hiệu quả cao - lắp đặt trong hộ gia đình hay tập thể nhỏ độc lập.
Hệ thống xử lý nước giếng khoan  Nguyên lý làm việc: 
Nước giếng khoan được bơm qua Ejector thu khí (hoặc tháp cao tải) vào thùng (bể) phản ứng oxy hóa trong một khoảng thời gian nhất định tùy theo thành phần của nước nguồn.
Nước sau khi đã được oxy hóa được dẫn bằng bơm áp lực (hoặc bằng trọng lực) tới bể lọc. Bể lọc có thể là bể lọc áp lực hoặc bể lọc trọng lực tùy theo quy mô và năng suất lọc của hệ thống. Vật liệu lọc thường sử dụng là cát thạch anh, than hoạt tính, cát mangan, cát ODM,... tùy theo chất lượng nước đầu vào và yêu cầu về chất lượng nước sau lọc để lựa chọn vật liệu lọc cho phù hợp. Ngoài ra, hệ thống còn có thể được trang bị thêm bộ phận điều chỉnh pH nếu độ pH nước đầu vào nằm ngoài tiêu chuẩn cho phép của bộ lọc tiêu chuẩn  1329/2002/BYT.

Thành phần cấu tạo: 

1. Ejector hoặc tháp cao tải (nếu công suất lọc lớn)

 2. Bể phản ứng: Bồn nhựa PVC, bồn Inox, hoặc xây bằng gạch

 3. Bơm áp lực hoặc giá đỡ bộ lọc trọng lực

4. Bình lọc áp lực hoặc trọng lực có chứa Sỏi đỡ, cát lọc, than hoạt tính

5. Tủ điện điều khiển các bơm của hệ thống lọc.

xulynuoc.com (dtphong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->