Môi trường [ Đăng ngày (07/10/2011) ]
Xử lý nước thải khu công nghiệp
Nước thải dệt nhuộm: Nước thải công nghiệp dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp.

Theo tính toán từ các loại hóa chất sử dụng như: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi tròa tan dưới dạng ion và các chất kim loại nặng khó phân hủy đã làm tăng thêm tính độc hại và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không những trong thời gian trước mắt mà còn ảnh hưởng lâu dài. Vì thế trước khi thải ra môi trường, nước thải loại này cần được xử lý triệt để tránh gây ô nhiễm ảnh hưởng tới môi trường sống.

 I. Nguồn nước thải dệt nhuộm:

 Nguồn nước thải trong quá trình nhuộm, dệt thông qua các công đoạn: Hồ sợi - giũ hồ - nấu, tẩy nhuộm và hoàn tất. Lượng nước chủ yếu là ở quá trình giặt sau mỗi công đoạn.  

 II. Đặc trưng của nước thải dệt nhuộm:

Tạp chất rắn lơ lửng: Muối, hóa chất hữu cơ trong thuốc nhuộm, mực in, chất hoạt  động bề mặt,  chất  điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường,   men, tinh bột,   chất oxy hóa, nước thải sinh ra từ dệt nhuộm thường có nhiệt độ cao, độ pH lớn, chứa nhiều loại hóa chất, thuốc nhuộm khó phân hủy, độ màu cao.

III. Quy chuẩn áp dụng:

Để đánh giá chất lượng chất lượng nước sau khi xử lý để thải ra môi trường theo QCVN 13: 2008/BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp dệt may.

IV. Giải pháp công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm:

Quá trình xử lý ướt của công nghiệp dệt nhuộm thải ra nước thải chứa tinh bột, axit, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, kim loại nặng và một số loại muối,… gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ đưa ra phải xử lý được các yếu tố sau: cân bằng được độ pH (6,5-8,5), xử lý được các loạt hóa chất, kim loại có trong nước thải, xử lý được màu, mùi tách thành phần kim loại, xử lý nước thải dệt nhuộm gặp phải khó khăn khi trong nước có chứa 1 số chất oxy hóa để tẩy màu. Vì vậy, cần chú ý trong quá trình xử lý. Qua thực tế, thiết bị xử lý dệt nhuộm có thể xử lý hiếu khí và các vật liệu hấp phụ. Mục đích là để hấp phụ màu, mùi. Tuy nhiên, do tính chất của nước thải, thời gian lưu chứa trong bể tương đối lâu. Vì vậy, phải có thể tích lớn thì bể xử lý mới đạt hiệu quả.

- Nước thải thuộc da:

Với công nghệ thuộc da truyền thống, trung bình 1 tấn da nguyên liệu thải ra môi trường khoảng 50m3 nước thải có độ màu đậm đặc và 500 - 600kg chất thải rắn, nặng mùi hôi thối khó chịu. Lượng hóa chất thông dụng được sử dụng trong công nghệ da thuộc gồm các chất vô cơ và hữu cơ như Sunfit, Sunfa, Sunfit Natri, Hydroxit Canxi, Cacbonat, Axit, muối,…do đặc thù thuộc da là quá trình chuyển đổi Protit của da động vật sang dạng bền vững để sử dụng. Khi nước thải thuộc vô cơ ngấm xuống đất, không những môi trường đất mà nước ngầm cũng bị ảnh hưởng. Xả nước thải thuộc da ra cống rãnh sẽ gây hiện tượng ngưng tụ các chất Cacbonat và làm tắc cống. Vì vậy, trước khi xử lý nước thải thuộc da phải dựa vào tính chất để tách các dòng thải (Ví dụ: dòng thải chứa crom, dòng thải hữu cơ, vô cơ,…)

1. Nguồn nước thải thuộc da:

Nước thải từ công đoạn hồi tươi: nước thải có tính trung tính, chứa nhiều hàm lượng SS, BOD, dầu mỡ.

- Nước thải từ công đoạn ngâm vôi mang tính kiềm cao, chứa chủ yếu các chất vôi không tan, COD cao nhất so với các công đoạn khác.

- Nước thải từ công đoạn tẩy lông mang tính kiềm, chứa dầu mỡ, hàm lượng BOD, SS rất cao.

- Nước thải từ công đoạn tẩy vôi có tính kiềm, hàm lượng BOD, SS khá cao.

- Nước thải ngâm axit chứa hàm lượng axit rất cao.

- Nước thải công đoạn thuộc crôm có tính axit cao, nồng độ crôm khoảng 250 mg/l, nước thải màu xanh nhạc.

2. Quy chuẩn đánh giá chất lượng nước thải: Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 24: 2009/BTNMT)

III. Công nghệ xử lý nước thải:

Các dòng thải khác nhau của nước thải thuộc da có tính chất khác nhau nên cần phải tách dòng trước khi xử lý. 

1. Đối với dòng thải chứa Crôm:

 - Xử lý cơ học: để loại bỏ rác cặn và điều hòa lưu lượng và nồng độ.

 - Xử lý hóa học: khử Crôm Cr+6 thành Cr+3 và được loại bỏ ra khỏi nước thải bằng phương pháp kết tủa.  

2. Đối với dòng thải chứa dầu mỡ

- Xử lý cơ học: loại bỏ dầu mỡ, cặn, rác. Điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải.

- Xử lý hoá lý

- Keo tụ tạo bông: loại bỏ các chất ô nhiễm như: các chất hữu cơ,...

3. Cả hai dòng thải: sau khi được xử lý riêng lẻ sẽ cùng được đưa đến giai đoạn xử lý sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải bao gồm:

- Xử lý sinh học hiếu khí;

- bùn hoạt tính;

 - Xử lý bùn thải.

xulynuoc.com (dtphong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->