Nghiên cứu
[ Đăng ngày (17/07/2025) ]
|
Hóa chất có trong kem chống nắng có thể làm tăng mức độ ô nhiễm nhựa
|
|
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi hợp chất EHMC, thành phần phổ biến có trong kem chống nắng, xâm nhập vào môi trường biển cùng với rác thải nhựa, nó thúc đẩy quá trình chuyển đổi của các vi khuẩn sang hình thái hô hấp kỵ khí, trong đó chúng có thể tạo ra năng lượng mà không cần oxy.
|
Quá trình này phản ánh sự thay đổi toàn diện trong chuyển hóa của các vi sinh vật trong lớp plastiosphere — lớp nhầy do nhựa hình thành trên bề mặt biển — và có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng phân hủy nhựa trong môi trường biển tự nhiên.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, sự có mặt của EHMC làm giảm rõ rệt sự phát triển của các vi khuẩn hiếu khí, như Marinomonas, vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy nhựa. Thay vào đó, các vi khuẩn như Pseudomonas lại tăng cường sản xuất các protein như porin F (OprF), giúp duy trì cấu trúc của lớp màng sinh học, tạo Ra lớp bảo vệ chắc chắn hơn trong điều kiện khắc nghiệt. Sự thúc đẩy này đồng thời củng cố khả năng sống sót và tồn tại của vi khuẩn kỵ khí, khiến quá trình phân hủy nhựa tự nhiên bị trì hoãn hoặc cản trở, kéo dài thời gian tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường biển.
Tổng thể, nghiên cứu cho thấy EHMC không chỉ ảnh hưởng đến vi khuẩn mà còn làm thay đổi toàn bộ quá trình sinh học trong plastiosphere, từ việc ưu tiên sự phát triển của các vi khuẩn kỵ khí đến làm giảm các vi khuẩn có khả năng phân hủy nhanh nhạy với ánh sáng và oxy. Quá trình này làm chậm hoặc cản trở quá trình phân hủy tự nhiên của rác thải nhựa, góp phần kéo dài tuổi thọ của chúng trong đại dương và làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường biển một cách âm thầm nhưng nghiêm trọng hơn. |
nttvy
Theo https://scitechdaily.com |