Nghiên cứu [ Đăng ngày (29/04/2025) ]
Phẫu thuật cắt một phần cơ mu trực tràng hai bên để điều trị loạn hiệp đồng cơ sàn chậu: Báo cáo 04 trường hợp và tổng quan tài liệu
Điều trị táo bón do co thắt cơ mu trực tràng thường bắt đầu bằng các phương pháp bảo tồn như liệu pháp phản hồi sinh học và tiêm độc tố Botulinum vào cơ mu trực tràng.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, khi phương pháp này không mang lại hiệu quả, bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật để cải thiện triệu chứng. Báo cáo này tập trung đánh giá kỹ thuật cắt một phần cơ mu trực tràng nhằm điều trị tình trạng táo bón do loạn hiệp đồng cơ thắt cơ mu trực tràng, đặc biệt trong các trường hợp không đáp ứng với điều trị bảo tồn.


Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại Khoa Hậu môn – Trực tràng của Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ tháng 10/2020 đến tháng 10/2024. Trong đó, các bệnh nhân bị táo bón do loạn hiệp đồng cơ thắt cơ mu trực tràng và không cải thiện sau điều trị bảo tồn đã được khảo sát lâm sàng, đo áp lực hậu môn, phản xạ đại tiện, nghiệm pháp tống bóng, chụp MRI động học sàn chậu, rồi sau đó tiến hành cắt một phần cơ mu trực tràng hai bên. Hiệu quả của phương pháp được đánh giá dựa trên sự cải thiện các triệu chứng và mức độ hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy, tổng cộng 4 bệnh nhân, trong đó có 2 nam, với độ tuổi trung bình là 51,7 ± 15,1 tuổi, được đưa vào theo dõi. Sau 3 tháng thực hiện phẫu thuật, 3 trong số 4 bệnh nhân đã cho thấy sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng, thể hiện qua việc giảm điểm Altomare trung bình từ 16,8 ± 3,1 xuống còn 7,5 ± 7,1 (p = 0,023). Hầu hết các bệnh nhân (3/4) đều rất hài lòng với kết quả sau phẫu thuật và không có biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Kết luận, cắt một phần cơ mu trực tràng hai bên là phương pháp hiệu quả và an toàn trong điều trị táo bón do co thắt cơ mu trực tràng, mặc dù cần có nhiều nghiên cứu dài hạn hơn để xác nhận rõ hơn hiệu quả của kỹ thuật này.

nhahuy
Theo Tạp chí Y học Việt Nam, tập 548, số 2/2025
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
 
Thực trạng theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp
Theo dõi huyết áp tại nhà ngày càng được khuyến cáo rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp còn hạn chế. Vì thế, các tác giả Mai Thanh Hải, Võ Nguyên Trung, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Thương thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2 và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm theo dõi huyết áp tại nhà ở bệnh nhân tăng huyết áp.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->