Môi trường [ Đăng ngày (27/04/2025) ]
Thực trạng về chất thải rắn sinh hoạt và tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn từ rác thải nhựa cho thành phố Hồ Chí Minh
Chất thải rắn (CTR) phát sinh cùng với sự phát triển của con người gần như là quy luật không thể tránh khỏi, đáng chú ý là rác thải nhựa (RTN). Bằng phương pháp lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu đề xuất mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) cho ngành nhựa, giảm thiểu RTN cho TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, chưa đến 44% rác nhựa được thu hồi, còn lại hơn 56% người dân thải bỏ. T hành phần RTN chủ yếu là nhựa polypropylen (27,1%), polyetylen (51,2%) và polyvinyl clorua (13,4%). Đặc biệt, thông qua phương pháp phân tích SWOT và thang đo Likert, nghiên cứu đã chỉ ra cơ hội trong việc tái thu nhập tài chính và những thách thức cần giải quyết khi áp dụng giải pháp đề xuất cho khu vực nghiên cứu.

1. Khu vực nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp nghiên cứu ý thuyết

Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết tài liệu được thu thập, cụ thể:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích thành từng bộ phận tài liệu để tìm hiểu sâu về RTN và KTTH, sau đó tổng hợp những thông tin đã được phân tích thành một hệ thống mới, đầy đủ, bám sát vào đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Nghiên cứu áp dụng phương pháp này để phân loại chúng thành những chủ đề có liên quan đến nhau, cùng một định hướng trong đề tài.

- Phương pháp giả thuyết: Trước khi nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra quan điểm, giả thuyết về vấn đề (mô hình KTTH cho ngành nhựa đã được đề xuất trong bài báo), sau đó chứng minh điều đưa ra là đúng, có cơ sở khoa học để minh chứng (các kết quả phân tích SWOT và biểu đồ Rada).

2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phân tích, tổng kết kinh nghiệm:

(i) Các mô hình KTTH đã có như KTTH và chuỗi giá trị của Vinamilk; KTTH trong sản xuất cà phên của Nestle; KTTH phục vụ phát triển kinh - tế xã hội bền vững huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

(ii) Các quy trình, quy mô tái chế nhựa: Công ty cổ phần tái chế nhựa Lan Trân; Nhà máy nhựa tái chế Duy Tân; Công ty cổ phần môi trường miền Đông… Những công ty này đều thuộc danh mục đủ năng lực tái chế tại Việt Nam do Hội đồng EPR quốc gia vừa công bố (Hội đồng về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất - Bộ TN&MT).

- Điều tra: Nghiên cứu thực hiện khảo sát số liệu về hiện trạng RTN, nhằm xác định dữ liệu loại mặt hàng nhựa thường dùng trong sinh hoạt gia đình; thói quen xử lý sản phẩm nhựa không còn sử dụng trong cộng đồng dân cư của 450 hộ dân tại TP. Hồ Chí Minh với những nội dung:

(i) Loại mặt hàng nhựa thường dùng trong sinh hoạt gia đình;

(ii) Thói quen xử lý các hàng hóa nhựa không còn sử dụng của người dân qua bán phế liệu, tận dụng cho mục đích khác trong gia đình, vứt bỏ thành RTN.

Hình thức và phương pháp điều tra, xử lý dữ liệu: T hực hiện điều tra trực tuyến bằng phiếu khảo sát câu hỏi và đường link khảo sát. Các kết quả khảo sát thu thập được thống kê, xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

- Chuyên gia: Nghiên cứu sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ phù hợp với chuyên môn, các nhà quản lý, nghiên cứu về KTTH, nhằm thu thập thông tin khoa học, ghi chép nhận định, đánh giá về mô hình KTTH cho ngành nhựa để làm cơ sở bổ sung, chỉnh sửa cho vấn đề nghiên cứu.

2.3. Phương pháp đánh giá SWOT và thang đo 5 bậc Likert

Nghiên cứu thực hiện đáng giá, lấy thông tin từ tiềm lực nội tại (điểm mạnh và điểm yếu cụ thể), cũng như lực lượng hạn chế bên ngoài khó kiểm soát đối với các quyết định đề xuất (cơ hội và mối đe dọa) theo phương pháp SWOT. Kết quả đánh giá khả năng có thể thu hồi tài nguyên từ CTR, phương pháp cộng đồng, ý kiến chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu chấm điểm với phương pháp thang đo Likert 5 bậc và sắp xếp, đánh giá theo thứ tự từ mức thấp đến cao cho các điểm mạnh (strength), điểm yếu (weakness), cơ hội (opportunity), đe dọa (threat) như sau:

- Cho tiềm năng mạnh (strength): Cao nhất là 5 điểm, thấp nhất là 1 điểm.

- Cho tiềm năng yếu (weakness): Điểm số cho yếu tố yếu nhất là điểm 5 (điểm âm).

- Về tiềm năng cơ hội (opportunity): Khả thi nhất nhận điểm tối đa 5, thấp nhất là 1 điểm.

- Về khả năng đe dọa (threat): Điểm số cho yếu tố gây thách thức cao nhất là điểm 5 (điểm âm).

3. Kết luận

Tóm lại, mô hình KTTH được đề xuất và kết quả đánh giá tính khả thi mở ra hướng đi triển vọng hơn trong công cuộc quản lý CTR tại TP. Hồ Chí Minh, đây cũng là giải pháp phù hợp với điều kiện hiện có của quốc gia và hội nhập với thế giới.

Nghiên cứu đã cho thấy, RTN nếu được sử dụng như một nguồn nhiên liệu sản xuất sẽ mang lại giá trị tài chính hàng tỷ đồng mỗi ngày cho TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tích cực tái chế RTN của các DN địa phương, cộng đồng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của chiến lược chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền KTTH. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của mô hình KTTH cho toàn ngành nhựa Việt Nam, đáp ứng được kỳ vọng của chính sách EPR với yêu cầu thu hồi một số sản phẩm sau tiêu dùng theo quy định của Luật BVMT.

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh một động lực với sức mạnh bền vững là giá trị kinh tế của CTR và RTN. Nguồn tài chính tái tạo này có thể giúp các DN, nhà quản lý môi trường, đặc biệt là đối với những thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh trong thực thi trách nhiệm, mục tiêu phát triển để có chiến lược thích hợp cho lĩnh vực hoạt động, nhằm đạt được sự bền vững sản xuất hay trở thành một thành phố trung hòa các-bon.

Hạn chế của nghiên cứu hiện nay chính là chưa được đưa vào hoạt động kiểm nghiệm thực tế. Vấn đề vận hành mô hình cũng đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả kiến nghị cần phải xem KTTH là một nội dung liên ngành và trở thành tiêu chí bình chọn thi đua, tạo điều kiện cho cán bộ, DN, địa phương nâng cao nhận thức của người dân; thể hiện rõ vai trò của các trường Đại học, Viện nghiên cứu về đào tạo về KTTH cho tất cả mọi ngành nghề. Đồng thời, cần lồng ghép vào kinh tế tại địa phương, nội dung đổi mới sáng tạo và các kế hoạch hành động quốc gia.

dtnkhanh (TH)
Theo Tạp chí Môi trường Chuyên đề Tiếng Việt số 04 (2024)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Công nghệ mới  
 
Đầu tư hệ thống đường sắt - Cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Định hướng về phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Bộ Chính trị nêu rõ trong Kết luận 49-KL/BCT, đó là “- Huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó, xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, tạo đột phá. Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là trục "xương sống", khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế. - Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ với các ngành công nghiệp khác”.


 

Tiêu điểm

Bộ não bị lão hóa nhanh là do ảnh hưởng từ 64 gene
Ứng dụng di động hỗ trợ phục hồi chức năng liệt nửa người do đột quỵ
Đại học Harvard công bố 4 loại trái cây giúp hỗ trợ sống 'trường thọ' nên ăn thường xuyên
Can thiệp bào thai bằng Laser đốt thông nối mạch máu, giảm ối cứu sống thành công 2 trẻ song sinh cực non
Lần đầu tiên BV hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới ứng dụng keo dán sinh học trong phẫu thuật mắt
Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường phục vụ phát triển du lịch thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long” sắp diễn ra, với nhiều nội dung hấp dẫn đang chờ đón bạn!
Cần Thơ tham gia Triển lãm Quốc tế sản phẩm, máy móc, thiết bị nông nghiệp Việt Nam - Growtech Vietnam 2024
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế sản phẩm, máy móc, thiết bị nông nghiệp Việt Nam - Growtech Vietnam 2024
Phát hiện cơn đau bằng AI
Máy tiêm laser cung cấp thuốc trực tiếp
Thiết bị AI Audiologist sàng lọc thính lực
Liệu pháp điều trị loét bàn chân do tiểu đường
Tai nghe laser mới có thể đánh giá nguy cơ đột quỵ
Sử dụng hình ảnh 3D để tái chế rác thải nhựa
Mô hình robot mới đưa ra giải pháp chọn và đặt chính xác trong ứng dụng tự động hóa

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->