Tuy nhiên, đây là loại hình mới, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý môi trường nên qua thực tiễn hoạt động, cần rà soát để tiếp tục hoàn thiện bổ sung các quy định, quy chuẩn phát thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường WtE tốt hơn. Dựa trên kinh nghiệm và bài học của Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc - là những nước đã sử dụng WtE từ lâu và đang sản xuất, xuất khẩu thiết bị, công nghệ sang Việt Nam trong những năm gần đây, bài báo đề xuất một số giải pháp kiểm soát khí bụi thải WtEbao gồm: Thắt chặt quy chuẩn khí bụi thải; bổ sung các yêu cầu về điều kiện kỹ thuật và vận hành, tích hợp tất cả các yêu cầu trong giấy phép môi trường, công khai dữ liệu.
1. Các biện pháp kiểm soát khí thải nhà máy đốt rác phát điện của EU, Trung Quốc
Quy chuẩn (tiêu chuẩn) khí thải chặt chẽ, đặc biệt là đối với Dioxin/Furan EU đã ban hành tiêu chuẩn phát thải khí bụi thải rất nghiêm ngặt đối với WtE từ 2010 (Chỉ thị 75/2010/EU), nhất là đối với Dioxin, Furancũng như quy định về nồng độ trung bình tối đa ½ giờ, 1 giờ đối với các thông số khí thải. Năm 2010, Trung Quốc đã ban hành quy chuẩn khí, bụi thải đối với WtE GB 18485-2010, nhưng sau đó năm 2014 đã thắt chặt hơn gần bằng tiêu chuẩn EU, riêng đối với Dioxin/ Furan là tương đương EU (<0,1TEQ). Quy chuẩn khí thải Việt Nam (QCVN 61:2016) thấp hơn của EU, Trung Quốc từ 3-5 lần. Riêng đối với Dioxin/Furan từ 4-6 lần (<0,6 TEQ).
Giấy phép môi trường
Tại các nước giấy phép môi trường là công cụ chính, quan trọng nhất để quản lý phát thải các cơ sở công nghiệp, do vậy, tất cả các yêu cầu về môi trường đều được đưa vào giấy phép môi trường. Để kiểm soát chặt chẽ khí, bụi thải đối với WtE, trong giấy phép môi trường, ngoài tiêu chuẩn bắt buộc nghiêm ngặt, EU, Trung Quốc và các nước khác còn đưa ra một số hạng mục, điều kiện kỹ thuật bắt buộc cũng như điều kiện lúc nào được đưa vào rác để đốt để đảm bảo điều kiện tối thiểu về nhiệt độ 850oC, kiểm soát phát thải Dioxin/Furan, cũng như các yêu cầu khác liên quan vào giấy phép môi trường, bao gồm:
a. Các loại rác được đốt: Có danh sách (mã) các loại chất thải được đốt, chất thải không được đốt.
b. Các hạng mục, điều kiện kỹ thuật bắt buộc: Nguyên tắc 3T (điều kiện tối thiểu) khi đốt rác: Nhiệt độ (temperature) trong buồng đốt đảm bảo tối thiểu 850oC, thời gian (time) lưu cháy tối thiểu 2 giây, chuyển động rối (turbulance) trong buồng đốt; Bắt buộc lắp thiết bị quan trắc tự động liên tục đối với nhiệt độ trong buồng đốt (kiểm soát nhiệt độ 850oC lúc rác đưa vào lò đốt), truyền số liệu online; Bắt buộc phải có vòi đốt phụ (auxilary burner) cho mỗi lò đốt (tự động khởi động khi nhiệt độ trong buồng đốt dưới 850oC); Chiều cao tối thiểu của ống khói (>60m đối với lò 300 tấn/ngày) (đảm bảo khuếch tán tới vùng ảnh hưởng trực tiếp gần nhất); Tỷ lệ tổn thất do nhiệt (loss on ignation) <5% (bảo đảm tỷ lệ xỉ đáy lò và tro bay).
c. Điều kiện vận hành: Không đưa rác sinh hoạt vào lò để đốt trong các trường hợp sau: Khi nhiệt độ trong lò nhỏ hơn 850oC. Để theo dõi trạng thái lò đốt, Trung Quốc còn ban hành quy định “Đánh dấu trạng thái vận hành lò đốt”, trong đó 7 trạng thái được quy định gồm: “nung lò” (Baking furnace), “khởi động lò” (furnace starting) , “dừng lò” (furnace stopping), “dừng lò để nguội” (furnace stopping and cooling), “tắt lò” (shutdown), “lỗi”(fault) và “sự cố” (accident); Số liệu quan trắc tự động vượt quá quy chuẩn cho phép; Có sự bất thường của hệ thống than hoạt tính; Hỏng hóc, trục trặc thiết bị quan trắc liên tục trong tổng thời gian liên tục 4giờ/1 lần; tổng thời gian hỏng hóc trục trặc trong năm quá 60 giờ.
d. Yêu cầu báo cáo: Báo cáo vận hành thử nghiệ; vận hành; quan trắc; QA/QC, kiểm định, kiểm chuẩn thiết bị quan trắc; sự cố, bất thường.
e. Công khai thông tin: Báo cáo đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường; số liệu quan trắc tự động liên tục, quan trắc định kỳ; kế hoạch BVMT.
Các quy định cụ thể, nghiêm ngặt đối với thiết bị quan trắc tự động nhằm đảm bảo chất lượng số liệu quan trắc, cụ thể:
Thế nào là hệ thống quan trắc tự động liên tục (CEMs) hoạt động bình thường; Thế nào là dữ liệu hợp lệ. Năm 2019, Trung Quốc ban hành “Quy tắc đánh dấu dữ liệu giám sát tự động cho các nhà máy điện đốt rác thải sinh hoạt nhằm tự động theo dõi dấu hiệu bất thường của hệ thống quan trắc tự động. 4 trạng thái được đánh dấu: "Bảo trì, "gián đoạn liên lạc", "nhiệt độ lò bất thường " và "lỗi cặp nhiệt điện" để loại bỏ sai sót dữ liệu do kỹ thuật. Thời gian test thử ban đầu: 168 giờ liên tục; Báo cáo QA/QC (Bảo đảm chất lượng/kiểm soát chất lượng).
3. Một số kiến nghị cho Việt Nam
Để hoàn thiện khung pháp lý kiểm soát chặt chẽ WtE, giảm thiểu ô nhiễm không khí, tăng cường bảo vệ sức khỏe cho người dân, nhất là theo yêu cầu phân cấp như hiện nay, Việt Nam cần khẩn trương thực hiện các biện pháp sau đây:
Thứ nhất, nhanh chóng sửa đổi, bổ sung quy chuẩn khí và bụi thải đối với lò đốt chất thải sinh hoạt (QCVN 61/2016): Thắt chặt các quy chuẩn; bổ sung quy định về trung bình giờ, trung bình ½ giờ, 10 phút; bổ sung quy định xử lý số liệu quan trắc.
Thứ hai, tích hợp tất cả các yêu cầu theo Luật, Nghị định, Thông tư vào Giấy phép môi trường đối với WtE, bổ sung nội dung dựa trên kinh nghiệm của EU, Trung Quốc và các nước (như đã phân tích ở phần trên): Danh sách các loại chất thải sinh hoạt được đốt (hoặc không được đốt); công nghệ lò đốt; các nội dung cần thiết về điều kiện kỹ thuật, điều kiện vận hành, yêu cầu báo cáo, công khai số liệu quan trắc, công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), giấy phép môi trường; sơ đồ địa điểm nhà máy và các dòng thải, các khu xử lý, ống khói; tách chương trình quan trắc thành một mục riêng; báo cáo kiểm tra thiết bị quan trắc tự động lần đầu, báo cáo chương trình QA/QC đối với các thiết bị quan trắc tự động hàng năm; yêu cầu xây dựng và công bố Kế hoạch quản lý môi trường; báo cáo định kỳ, đột xuất, báo cáo khởi động lò, tắt lò, báo cáo thực thi hàng năm: Điện bán ra và tiêu thụ tại nhà máy (dầu, điện), lượng dầu sử dụng, xỉ đáy lò và tro bay, sử dụng Ammonia/Urea, than hoạt tính, vôi bột, nước, thời kỳ hoạt động không bình thường…
Thứ ba, xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật thực hiện đánh giá tác động môi trường, hồ sơ xin giấy phép môi trường, cấp giấy phép môi trường cụ thể đối với WtE và một số loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí cao (nhiệt điện, xi măng, sắt thép, hóa chất…).
Thứ tư, khẩn trương ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với lò đốt WtE dựa trên các quy định của châu Âu, Trung Quốc và một số nước tiên tiến khác, trong đó bao gồm cả điều kiện hoạt động.
Thứ năm, hoàn thiện, bổ sung các Điều 36, 37, 38 Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường liên quan đến thiết bị quan trắc tự động khí bụi thải nhằm đảm bảo chất lượng số liệu.
Thứ sáu, tiến hành quan trắc nồng độ Dioxin/ Furan trong đất tại một số địa điểm xung quanh nhà máy theo hướng gió, định kỳ 1 lần/năm.
Thứ bảy, xây dựng chương trình xử lý số liệu quan trắc, cảnh báo tình trạng kiểm tra, thanh tra môi trường riêng đối với WtE.
Thứ tám, khẩn trương xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát ô nhiễm WtE đối với các cán bộ quản lý môi trường địa phương. |