Lượt truy cập:
Điện tử [ Đăng ngày (15/03/2025) ]
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Công nghệ này hoạt động bằng cách dùng tia laser chiếu vào tinh thể, cung cấp vừa đủ năng lượng để kích thích electron và giữ chúng ở những vị trí xác định bên trong vật liệu. Trong tương lai, nếu được mở rộng và hoàn thiện, thiết bị này có thể lưu trữ dữ liệu với dung lượng lên tới hàng petabyte.

Các nhà khoa học vừa tìm ra một phương pháp lưu trữ dữ liệu đột phá, lấy cảm hứng từ kỹ thuật lượng tử, giúp có thể lưu trữ hàng trăm terabyte thông tin vào một tinh thể cực nhỏ chỉ vài milimet. Trong tương lai, nếu mở rộng công nghệ này, việc tạo ra các đĩa lưu trữ có dung lượng lên đến petabyte (tương đương khoảng 5.000 bộ phim độ phân giải 4K) hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Ý tưởng về việc mã hóa dữ liệu thành hai giá trị cơ bản 0 và 1 vốn đã tồn tại từ thuở sơ khai của ngành máy tính. Qua nhiều thập kỷ, các thiết bị lưu trữ thay đổi liên tục, từ những bóng đèn chân không nhấp nháy, transistor điện tử siêu nhỏ, cho đến những chiếc đĩa CD quen thuộc với các hốc nhỏ biểu thị số 1 và bề mặt trơn nhẵn biểu thị số 0.

Tuy nhiên, khi nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng mạnh, giới khoa học bắt đầu hướng tới thế giới dưới nguyên tử để tìm kiếm những công nghệ mới hiệu quả hơn. Theo một nghiên cứu vừa đăng trên tạp chí Nanophotonics ngày 14 tháng 2 vừa qua, các nhà nghiên cứu đã tận dụng một electron bị "mắc kẹt" trong khuyết tật của một tinh thể để biểu thị giá trị 1, còn việc không có electron bị mắc kẹt tương ứng với giá trị 0.

Tiến sĩ Leonardo França, tác giả chính của nghiên cứu và cũng là nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Đại học Chicago, chia sẻ rằng công trình này lấy cảm hứng từ kỹ thuật lượng tử nhưng vẫn xây dựng bộ nhớ theo hướng tính toán cổ điển. Cụ thể, họ tích hợp vật lý trạng thái rắn từng được ứng dụng trong đo đạc bức xạ với các kỹ thuật từ nhóm nghiên cứu chuyên về lưu trữ lượng tử.

Công nghệ này hoạt động bằng cách dùng tia laser chiếu vào tinh thể, cung cấp đủ năng lượng để giải phóng một electron khỏi một ion đất hiếm. Electron đó sau đó sẽ được "bắt giữ" tại một vị trí lỗi gần đó trong tinh thể—giống như một cái "hố" trên đĩa CD. Khi muốn đọc dữ liệu, người ta lại dùng một nguồn ánh sáng khác để kích thích electron thoát ra khỏi vị trí đó. Quá trình này khiến electron kết hợp lại với ion đất hiếm ban đầu và giải phóng một ánh sáng, giúp ta đọc được thông tin.

Nếu việc đọc dữ liệu được thực hiện với ánh sáng cường độ cao, dữ liệu sẽ bị xóa mỗi lần đọc. Tuy nhiên, nếu dùng ánh sáng yếu hơn, dữ liệu sẽ không bị mất ngay lập tức mà chỉ "mờ dần" theo thời gian, giống như việc dữ liệu trên băng từ sẽ mờ dần sau vài thập kỷ.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng một loại tinh thể oxit yttri pha thêm nguyên tố đất hiếm praseodymium. Tuy nhiên, công nghệ này hoàn toàn có thể áp dụng cho các tinh thể khác không chứa đất hiếm, miễn là chúng có các khuyết tật cần thiết. Ưu điểm của các nguyên tố đất hiếm là chúng có bước sóng đặc trưng, dễ dàng kích hoạt electron bằng các laser thông dụng.

Ban đầu, mục tiêu của nhóm nghiên cứu là có thể điều khiển từng nguyên tử riêng lẻ. Mặc dù chưa đạt được điều này, nhưng tiến sĩ França tin rằng phương pháp mới này đã đặt nền móng quan trọng để tiến xa hơn nữa trong tương lai.

Điểm đặc biệt hấp dẫn của công nghệ này nằm ở khả năng mở rộng quy mô dễ dàng, giúp tạo ra các định dạng lưu trữ mật độ cực cao, chi phí thấp và ứng dụng rộng rãi. Công nghệ laser dùng để đọc và ghi dữ liệu hiện đã phổ biến và giá rẻ. Việc sản xuất tinh thể cũng không đắt đỏ. Thách thức lớn nhất hiện nay là chi phí thu mua nguyên tố đất hiếm và tìm cách tạo ra các khuyết tật trên tinh thể ở quy mô công nghiệp.

Tiến sĩ França ước tính rằng, trong tinh thể thử nghiệm chỉ có thể tích khoảng 40 mm³, nhóm nghiên cứu đã lưu trữ được tới khoảng 260 terabyte dữ liệu. Và nếu tăng mật độ các vị trí lỗi trên tinh thể, hoàn toàn có thể tạo ra những đĩa lưu trữ siêu nhỏ nhưng chứa đến hàng petabyte thông tin.

Nếu vượt qua được các trở ngại này, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng trong tương lai không xa, một chiếc đĩa tinh thể nhỏ bé sẽ có khả năng lưu trữ cả một thư viện dữ liệu khổng lồ, thay đổi hoàn toàn cách thức chúng ta lưu trữ và sử dụng thông tin.

Anh Việt
Theo www.genk.vn (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
Tin mới
Xiaomi ra mắt máy chiếu Redmi Projector 3 Lite: Nhỏ gọn, hỗ trợ màn hình 100 inch, tích hợp HyperOS, giá chỉ hơn 2 triệu đồng
Redmi Projector 3 Lite là mẫu máy chiếu mini mới của Xiaomi, hỗ trợ chiếu lệch trục, lấy nét tự động bằng laser ToF, màn hình lên đến 100 inch...
Màn hình PC bây giờ cũng ép xung được như CPU - và vừa chạm mốc 610Hz
Dù màn hình trên 500Hz không còn quá hiếm vào năm 2024, việc đạt tới mốc 610Hz vẫn là bước tiến kỹ thuật đáng chú ý - ngay cả khi...
Tấm wafer giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách công nghệ bán dẫn chỉ trong một bước đột phá
Được đánh giá là một cột mốc có thể làm thay đổi cuộc chơi trong ngành, loại wafer mới này có tiềm năng giúp giảm tới 40% chi phí sản...
Ra mắt năm 1989, con chip huyền thoại này của Intel từng là
Trong ký ức của nhiều người, i486 từng là biểu tượng của sức mạnh và mơ ước trong mỗi dàn máy tính cá...
Nvidia ra mắt máy tính AI cá nhân giá 100 triệu đồng, xử lý 1.000 nghìn tỷ phép toán/giây
Tại hội nghị GTC vừa diễn ra, Nvidia đã chính thức giới thiệu hai mẫu máy tính AI cá nhân: DGX Spark và DGX Station – thuộc dòng sản phẩm...
Giải pháp giám sát thời gian vận hành của thiết bị điện
Mặc dù có nhiều giải pháp quản lý hiệu suất của thiết bị khác nhau trên thị trường, nhưng chưa có giải pháp phù hợp với yêu cầu bài toán...
Linh kiện quan trọng nhất của OPPO Find N5 được làm bởi... Samsung
OPPO Find N5 là mẫu smartphone màn hình gập được săn đón nhất hiện...
Xe điện, smartphone lỗi thời rồi: Robot hình người mới là thứ Trung Quốc sắp làm "rung chuyển thế giới"
Khi cả thế giới còn đang chạy đua với smartphone và xe điện, Trung Quốc đã chuyển sang chương mới với tham vọng phổ cập robot giá rẻ đến mọi...
Ra mắt smartphone gập ba theo chiều dọc đầu tiên trên thế giới: Mang tới hàng loạt tiện ích chưa từng thấy
Nếu như Huawei Mate XT là smartphone gập ba theo chiều ngang đầu tiên trên thế giới, thì Infinix ZERO Series Mini Tri-Fold là smartphone gập ba đầu tiên theo...
Cận cảnh Canon PowerShot V1: "Hàng tuyển" cho các Vlogger là đây chứ đâu
Đây sẽ là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với chiếc Sony ZV-1 II trong phân khúc camera compact dành cho môi trường sáng...
AMD chính thức tung Radeon RX 9070 XT và RX 9070: Hiệu suất trên cơ RTX 5070 Ti của Nvidia, nhưng giá lại ngon hơn bất ngờ
AMD tuyên bố RX 9070 XT có giá 649 USD, còn RX 9070 có giá 599 USD, định vị giữa RTX 5070 và RTX 5070 Ti của...
OPPO Find X8 Mini sẽ có thiết kế siêu mỏng
OPPO Find X8 Mini và Find X8 Ultra dự kiến sẽ được giới thiệu cùng nhau trong thời gian...
GPU tích hợp trên chip laptop của AMD giờ mạnh đến mức này: Vượt mặt RTX 4070, chơi game mượt hơn mong đợi
Dòng APU Strix Halo dự kiến sẽ xuất hiện trong ít nhất ba thiết bị, trong đó đáng chú ý nhất là mẫu ASUS ROG Flow...
Bộ đôi RX 9070 XT & RX 9070 của AMD lộ điểm hiệu năng: Ra sau nhưng vẫn chưa thể vượt qua GPU cao cấp thế hệ trước?
AMD dự kiến sẽ công bố chính thức dòng RDNA 4 mới với RX 9070 XT & RX 9070 vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng...
Bất ngờ: Chip nội địa Trung Quốc được quảng cáo mạnh ngang Core i7 thế hệ 13 của Intel
Tuy nhiên, khi xét đến việc thiếu các bài kiểm tra độc lập và thị trường vẫn còn nghi ngại, câu hỏi đặt ra là liệu Loongson có thể chứng...
-->
-->