Công nghiệp [ Đăng ngày (01/06/2024) ]
Khí cụ điện điều khiển (Rơle trung gian)
Rơle trung gian là một khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động, cơ cấu kiểu điện từ. Rơle trung gian đóng vai trò điều khiển trung gian giữ các thiết bị điều khiển (Contactor, Rơle thời gian...). Rơle trung gian gồm: Mạch từ của nam châm điện, hệ thống tiếp điểm chịu dòng điện nhỏ (5A), vỏ bảo vệ và các chân ra tiếp điểm.

Nguyên lý hoạt động của Rơle trung gian tương tự như nguyên lý hoạt động của Contactor. Khi cấp điện áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai đầu cuộn dây của Rơle trung gian (ghi trên nhãn), lực điện từ hút mạch từ kín lại, hệ thống tiếp điểm chuyển đổi trạng thái và duy trì trạng thái này (tiếp điểm thường đóng hở ra, tiếp điểm thường hở đóng lại). Khi ngưng cấp nguồn, mạch từ hở, hệ thống tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu. Điểm khác biệt giữa Contactor và Rơle có thể tóm lược như sau:

- Trong Rơle chỉ có duy nhất một loại tiếp điểm có khả năng tải dòng điện nhỏ, sử dụng cho mạch điều khiển (tiếp điểm phụ).

- Trong Rơle cũng có các loại tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường hở, tuy nhiên các tiếp điểm không có buồng dập hồ quang (khác với hệ thống tiếp điểm chính trong Contactor hay CB).

Các ký hiệu dùng cho Rơle trung gian:

Trong quá trình lắp ráp các mạch điều khiển dùng Rơle hay trong một số mạch điện tử công nghiệp, ta thường gặp các ký hiệu sau đây:

 

Ký hiệu SPDT:

Ký hiệu này được viết tắt từ thuật ngữ SING POLE DOUBLE THROW, Rơle mang ký hiệu này có một cặp tiếp điểm, gồm tiếp điểm thường đóng và thưòng hở, cặp tiếp điểm này có một đầu chung.

- Ký hiệu SPST: Ký hiệu này được viết tắt từ thuật ngữ SING POLE SINGE THROW, Rơle mang ký hiệu này gồm có một tiếp điểm thường hở.

- Ký hiệu DPST được viết tắt từ thuật ngữ DOUBLE POLE SINGE THROW, Rơle mang ký hiệu này gồm có hai tiếp điểm thường hở.

N.T.T (Tổng hợp)
Theo http://tpa-edu.com.vn
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...






Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->