Giải pháp [ Đăng ngày (26/05/2024) ]
Hydrogen xanh đang tiến đến điểm bùng phát?
Hydrogen xanh - một trong những dạng nhiên liệu đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát thải ròng bằng "0" - được dự báo sẽ tăng trưởng ồ ạt trong thời gian tới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều lo lắng vì thiếu vắng các ứng dụng hydrogen và chính sách hỗ trợ đầu tư xung quanh loại nhiên liệu này còn mơ hồ.

Ngày 23/3, tại sự kiện “Năng lượng sạch – Kiến tạo tương lai xanh và bền vững”, hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2024, ông Sven Ernedal, Quyền Giám đốc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ (Đức), tin rằng hydrogen xanh đang nổi lên như một nguồn năng lượng mới, góp phần đáng kể giảm phát thải carbon.

Năng lượng sạch – Kiến tạo tương lai xanh và bền vững
Ông Trịnh Hoàng Tùng - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Bà Trần Thị Hồng Lan - Phó Cục trưởng Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng đại diện các đơn vị chụp ảnh lưu niệm.

Phân loại hydrogen theo màu

Thông thường, người ta gán cho hydrogen ba màu - xanh, lam và xám - ứng với cách mà chúng được sản xuất và lưu trữ carbon.

Hydrogen xám: Được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch (khí metan hoặc than đá), thông qua quá trình nhiệt khí hóa hoặc reforming tạo ra H2 và thải CO2 ra bầu không khí.

Hydrogen lam:Được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch nhưng có kèm theo quá trình thu giữ CO2 phát thải ra môi trường.

Hydrogen xanh: Được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời thông qua quá trình điện phân nước, không phát thải CO2 ra môi trường.

Hydrogen được coi là một yếu tố quan trọng để giúp các ngành công nghiệp trung hòa carbon, mặc dù công nghệ này vẫn còn đắt đỏ và đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Có thể sử dụng hydrogen làm nhiên liệu cho các loại xe ô tô, xe bus, xe tải hạng nặng để chúng thải ra hơi nước thay vì khí carbon như hiện nay. Hydrogen cũng là hóa chất được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp luyện kim, lọc dầu, sản xuất chất bán dẫn, mỹ phẩm…

Theo ông, Việt Nam có thể khai thác tiềm năng của các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió vốn đang dồi dào để sản xuất hydrogen sạch. Đây là một nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, có thể mang lại những thay đổi tích cực và kiến tạo tương lai cho thế hệ tiếp theo

Trên thực tế, Việt Nam cũng vừa thông qua chiến lược phát triển năng lượng hydrogen vào đầu tháng 2/2024. Chiến lược đề ra mục tiêu tổng quát là phát triển hệ sinh thái năng lượng hydrogen của Việt Nam dựa trên năng lượng tái tạo - bao gồm sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối, sử dụng trong nước và xuất khẩu với hạ tầng đồng bộ. Cụ thể, tới năm 2030 sẽ đạt công suất sản xuất hydrogen từ quá trình sử dụng năng lượng tái tạo và các quá trình khác có thu giữ carbon là 100 - 500 nghìn tấn/năm, và tăng lên 10 - 20 triệu tấn/năm vào năm 2050.

Dự án sản xuất hydrogen xanh đầu tiên của Việt Nam đã được triển khai vào tháng 3/2023 tại Trà Vinh. Dự án do Công ty cổ phần Tập đoàn The Green Solutions (Việt Nam) đầu tư với công suất thiết kế 24.000 tấn khí hydro một năm và dự kiến đi vào hoạt động trong quý III/2024.

Mới đây, Tập đoàn Huadian (Trung Quốc) cũng đang xem xét việc xây dựng một nhà máy hydrogen xanh tại cụm công nghiệp Đông Gio Linh, Quảng Trị với công suất dự kiến khoảng 60.000 tấn mỗi năm.

Trước đó, việc sản xuất hydrogen tại Việt Nam chỉ gói gọn ở quy mô nhỏ trong một số nhà máy sản xuất phân đạm và lọc dầu. Chúng cũng không hoàn toàn là hydrogen xanh.

Hydrogen được xếp vào một trong những dạng nhiên liệu đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát thải ròng bằng "0". Đã có khoảng 40 quốc gia theo đuổi chiến lược hydrogen tương tự Việt Nam.

Hydrogen trên đường cong chữ S

Đường cong chữ S mô tả sự phát triển của một sản phẩm hoặc công nghệ mới: Ban đầu chậm vì mọi người còn mới mẻ và chưa quen với nó, sau đó tăng nhanh vì mọi người bắt đầu sử dụng và ủng hộ, cuối cùng phẳng dần trước khi đạt đến độ bão hòa thị trường và không còn nhiều người mới tham gia.

Tuân theo đường cong chữ S, một sản phẩm/công nghệ có thể tăng nhanh chóng sau khi vượt qua một "điểm bùng phát" cụ thể, tạo ra cơ hội lớn cho những người dẫn đầu và tổn thất cho những người lỡ nhịp. Theo quan sát của các nhà nghiên cứu, hydrogen xanh đang nằm trên đường cong chữ S và tiến gần đến một loạt các điểm bùng phát chính trong việc triển khai năng lượng tái tạo và sản xuất hydro.

Trên toàn cầu, chi phí sản xuất hydrogen xanh vẫn còn khá cao nhưng được dự đoán sẽ giảm mạnh nhờ sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo, công nghệ điện phân và công nghệ pin lưu trữ khối lớn (BESS). Chi phí để sản xuất hydro xanh dự kiến sẽ giảm 50-70% vào năm 2030, đạt mức 2 USD/kg (mà không cần trợ cấp).

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA, tuy các dự án hydrogen phát thải thấp trên toàn cầu sẽ tăng trưởng ồ ạt từ nay đến năm 2030, nhưng đang có rất nhiều lo lắng vì thiếu vắng các ứng dụng hydrogen và chính sách hỗ trợ đầu tư xung quanh loại nhiên liệu này còn mơ hồ.

Để đi đúng hướng với chiến lược Net Zero, IEA khuyến nghị các chính phủ tăng tốc các chính sách hỗ trợ đã cam kết để mở khóa đầu tư và tạo ra nhu cầu ứng dụng hydro trong các ngành mới.

https://khoahocphattrien.vn (nlpanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Năng lượng mới  
   

Tiêu điểm

CASTI Awards 2024 - Tôn vinh sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường phục vụ phát triển du lịch thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long” sắp diễn ra, với nhiều nội dung hấp dẫn đang chờ đón bạn!
Thông cáo báo chí Hội thảo “Phát triển hệ sinh thái số về nguồn tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ”
Cần Thơ tham gia Triển lãm Quốc tế sản phẩm, máy móc, thiết bị nông nghiệp Việt Nam - Growtech Vietnam 2024
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế sản phẩm, máy móc, thiết bị nông nghiệp Việt Nam - Growtech Vietnam 2024
Khai mạc Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành Nông nghiệp Cần Thơ 2024 – Tech4Agri CanTho 2024
Lãnh đạo thành phố tham quan, trải nghiệm các công nghệ, thiết bị tại Tech4Agri CanTho 2024
Các ứng dụng AI trong nông nghiệp
Hành trình Tech4Agri CanTho 2024 – với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Đánh thức nền nông nghiệp đa giá trị”
Gần 300 công nghệ, thiết bị và sản phẩm dự kiến trưng bày, giới thiệu tại Tech4Agri CanTho 2024
Thông cáo báo chí “Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành nông nghiệp Cần Thơ 2024 – Tech4Agri CanTho 2024”
Sắp diễn ra Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành nông nghiệp Cần Thơ 2024 – Tech4Agri Can Tho 2024
Phát hiện cơn đau bằng AI
Máy tiêm laser cung cấp thuốc trực tiếp
Thiết bị AI Audiologist sàng lọc thính lực



Danh mục và lộ trình loại bỏ thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất thấp
Thủ tướng Chính phủ Quyết định về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. Theo đó, từ ngày 1/1/2015, không được phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị gia dụng và thiết bị công nghiệp có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.


Giải pháp Năng lượng  
   
Thiết bị  
 
Pin mặt trời IR260P-60
Pin mặt trời IREX Polycrystalline - công suất 260W. Thiết bị IR260P-60 giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->