Nghiên cứu [ Đăng ngày (18/05/2024) ]
Thực trạng chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng chất lượng giấc ngủ và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022.

Ngủ được định nghĩa là trạng thái nghỉ ngơi tự nhiên, trong đó đối tượng bất tỉnh nhưng có thể được đánh thức với sự trợ giúp của các kích thích bên ngoài thích hợp [1]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ dẫn đến suy giảm ý thức, buồn ngủ vào ban ngày, thiếu chú ý, các mối quan hệ bị tổn hại và mệt mỏi. Những tác động xấu này có thể khiến sinh viên phạm phải sai sót y tế và ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân. Rối loạn giấc ngủ ở sinh viên y khoa dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và sức khỏe tổng thể của sinh viên.

Đối tượng nghiên cứu:

Sinh viên đang học tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022.

Phương pháp nghiên cứu: xử lý số liệucác số liệu thu thập sẽ được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 20. Thống kê mô tả: Mô tả tần số, tỷ lệ các biến số định tính như: giới, khóa, ngành học,.Thống kê phân tích: Phân tích hồi quy logistic đơn biến các yếu tố liên quan đến CLGN được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, tỷ số chênh, khoảng tin cậy 95% của OR và p. Phân tích hồi quy logistic đa biến được sử dụng để loại các biến nhiễu. Những biến độc lập khi phân tích tích đơn biến, có giá trị p ≤ 0,1 sẽ được đưa mô hình hồi quy logistic đa biến với phương pháp Backward Wald, để khử nhiễu. Kiểm định có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05.

Có 68,6% sinh viên có điểm PSQI>5. Chất lượng giấc ngủ liên quan đến giới tính, ngành học, 3 ca học, vệ sinh giấc ngủ, chất lượng chỗ ngủ, ánh sáng, tiếng ồn (p<0,05).

Thông qua PSQI để đánh giá chất lượng giấc ngủ, nghiên cứu tìm ra được tỉ lệ sinh viên có CLGN kém khá cao, chiếm 68,6%. Các yếu tố liên quan CLGN của sinh viên bao gồm ngành Điều dưỡng, ngành Y học dự phòng, 3 ca học, vệ sinh giấc ngủ kém, chất lượng chỗ ngủ kém, trầm cảm, áp lực học tập cao, bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, và bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn.

ltnanh
Theo Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 70/2024
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->