Bệnh thận mạn (BTM), đặc biệt là bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu, đòi hỏi chi phí điều trị rất lớn và là một gánh nặng bệnh tật của xã hội. Bệnh nhân (BN) BTMGĐC đang lọc máu chu kỳ thường có tình trạng dinh dưỡng kém, sụt cân do chán ăn, các bệnh lý viêm mạn tính, tình trạng tăng dị hóa,..từ đó rất dễ dẫn đến hội chứng suy mòn protein năng lượng (protein energy wasting - PEW). Đây là tình trạng giảm tích trữ protein và năng lượng, có liên quan đến giảm chất lượng sống, tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân BTM.
Đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, tất cả BTMGĐC đang lọc máu chu kỳ phù hợp tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được nhập bằng phần mềm Microsoft Excel 2019, sau đó xử lý thông kê bằng phần mềm R version 4.2.3.
Tỷ lệ bệnh nhân bệnh thận mạn mắc hội chứng suy mòn protein năng lượng là 31,9%. Nhóm BMI, SGA, số bệnh đồng mắc, mức độ tăng cân giữa 2 lần lọc máu có liên quan đến tỷ lệ mắc hội chứng PEW trong phân tích đơn biến. Trên mô hình hồi quy logistic đa biến, số bệnh đồng mắc, SGA, BMI, tăng cân giữa 2 lần lọc máu ≥5% có liên quan độc lập đến hội chứng PEW. Trong đó, BMI có liên quan nghịch với PEW.
Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ có tỷ lệ mắc hội chứng suy mòn protein năng lượng là 31,9%. Số bệnh đồng mắc, SGA, BMI, tăng cân giữa 2 lần lọc máu ≥5% là các yếu tố có liên quan độc lập đến hội chứng PEW. Như vậy, bên cạnh việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua chỉ số BMI, phân loại SGA hay các chỉ số xét nghiệm, cần phải đánh giá tình trạng mắc hội chứng PEW và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối để có các biện pháp can thiệp dinh dưỡng cần thiết nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo. |