Nghiên cứu [ Đăng ngày (06/03/2024) ]
Ảnh hưởng của bao bì đến tính chất hóa lý, hoạt chất sinh học và khả năng chống ôxy hóa của cây dược liệu Xáo tam phân trong quá trình bảo quản
Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của 5 loại bao bì (PE, PA, PP, LDPE và DPE) đến tính chất hóa lý, hoạt chất sinh học và hoạt tính chống ôxy hóa của cây dược liệu Xáo tam phân tươi theo thời gian bảo quản ở điều kiện phòng để lựa chọn được loại bao bì phù hợp nhất cho bảo quản cây Xáo tam phân tươi bằng phương pháp bao gói khí quyển điều chỉnh (modified atmosphere packaging-MAP).

Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc mới và tử vong vì ung thư ngày càng tăng ở Việt Nam và trên thế giới. Trong đó, ung thư gan là loại ung thư có tỉ lệ mắc mới cao nhất (15,4% tổng số ca ung thư) và tử vong (22,1% tổng số ca chết vì ung thư), tiếp theo

là ung thư phổi (18%), ung thư dạ dày (13,1%), ung thư đại trực tràng (7,1%) và ung thư vú (5,3%) về tỉ lệ tử vong ở cả hai giới (Hà & Đô, 2019). Trước sự tăng nhanh của các căn bệnh ung thư, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm hỗ trợ

phòng chống ung thư có nguồn gốc tự nhiên. Chất chống ôxy hóa là các chất có sẵn trong cơ thể với chức năng bảo vệ các tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do (nguyên nhân chính làm tổn thương protein, acid nucleic, DNA) dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học dẫn đến sự suy giảm hàm lượng và hoạt tính của chất chống ôxy hóa nên nhu cầu bổ sung chất chống ôxy hóa càng tăng cao, đặc biệt là các chất chống ôxy hóa tự nhiên (Woerdenbag et al.,2012). Xáo tam phân là dược liệu được biết đến trong dân gian với cái tên “thần dược”, có tác dụng phòng chống nhiều bệnh. Gần đây, các nghiên cứu chỉ ra rằng trong Xáo tam phân có chứa các hoạt chất sinh học hỗ trợ bảo vệ gan, phòng chống ung thư và một số bệnh lý khác (Cường và ctv., 2016; Khởi và ctv.,2013). Xáo tam phân chứa các hoạt chất

sinh học (saponins, alkaloids, coumarins, steroids, flavonoids, phenolics) có tác dụng chống ôxy hóa, ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do và do đó ngăn ngừa các bệnh do gốc tự do gây ra (Nguyen et al., 2017a; Nguyen et al., 2017b). Sau khi thu hái, thành phần hoạt chất của Xáo tam phân sẽ biến đổi và giảm đi theo thời gian. Điều này làm giảm giá trị dược tính và kinh tế của nó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các biến đổi và tổn thất sau thu hái. Trong đó phải kể đến các yếu tố như: cơ học (va đập, ma sát), vật lý (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió), sinh lý-sinh hóa (hô hấp, enzyme), vi sinh vật (vi khuẩn, nấm men, nấm mốc), và các yếu tố khác. Do đó, để giảm các tác động đối với Xáo tam phân sau thu hái thì cần Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc mới và tử

vong vì ung thư ngày càng tăng ở Việt Nam và trên thế giới. Trong đó, ung thư gan là loại ung thư có tỉ lệ mắc mới cao nhất (15,4% tổng số ca ung thư) và tử vong (22,1% tổng số ca chết vì ung thư), tiếp theo là ung thư phổi (18%), ung thư dạ dày (13,1%), ung thư đại trực tràng (7,1%) và ung thư vú (5,3%) về tỉ lệ tử vong ở cả hai giới (Hà & Đô, 2019). Trước sự tăng nhanh của các căn bệnh ung thư, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm hỗ trợ phòng chống ung thư có nguồn gốc tự nhiên.

Chất chống ôxy hóa là các chất có sẵn trong cơ thể với chức năng bảo vệ các tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do (nguyên nhân chính làm tổn thương protein, acid nucleic, DNA) dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học dẫn đến sự suy giảm hàm lượng và hoạt tính của chất chống ôxy hóa nên nhu cầu bổ sung chất chống ôxy hóa càng tăng cao, đặc biệt là các chất chống ôxy hóa tự nhiên (Woerdenbag et al.,2012).

Xáo tam phân là dược liệu được biết đến trong dân gian với cái tên “thần dược”, có tác dụng phòng chống nhiều bệnh. Gần đây, các nghiên cứu chỉ ra rằng trong Xáo tam phân có chứa các hoạt chất sinh học hỗ trợ bảo vệ gan, phòng chống ung thư và một

số bệnh lý khác (Cường và ctv., 2016; Khởi và ctv.,2013). Xáo tam phân chứa các hoạt chất sinh học (saponins, alkaloids, coumarins, steroids, flavonoids, phenolics) có tác dụng chống ôxy hóa, ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do và do đó ngăn ngừa các bệnh do gốc tự do gây ra (Nguyen et al.,2017a; Nguyen et al., 2017b). Sau khi thu hái, thành phần hoạt chất của Xáo tam phân sẽ biến đổi và giảm đi theo thời gian. Điều

này làm giảm giá trị dược tính và kinh tế của nó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các biến đổi và tổn thất sau thu hái. Trong đó phải kể đến các yếu tố như: cơ học (va đập, ma sát), vật lý (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió), sinh lý-sinh hóa (hô hấp, enzyme), vi sinh vật (vi khuẩn, nấm men, nấm mốc), và các yếu tố khác. Do đó, để giảm các tác động đối với Xáo tam phân sau thu hái thì cần có các biện pháp bảo quản, trong đó biện pháp sử dụng bao bì nhựa (plastic), bao bì sinh học tự nhiên hay tổng hợp để hạn chế các yếu tố tác động đến sản phẩm nhằm kéo dài thời hạn bảo quản sản phẩm là xu hướng ngày càng được quan tâm hiện nay (Wilson et al., 2019).

Cây Xáo tam phân có tên khoa học là Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum,
là cây thuốc cổ truyền của Việt Nam được sử dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều
bệnh như ung thư gan, phổi, cổ tử cung. Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng
của 5 loại bao bì (PE, PA, PP, LDPE, HDPE) đến tính chất hóa lý, hoạt chất
sinh học và hoạt tính chống ôxy hóa của cây dược liệu Xáo tam phân tươi theo
thời gian bảo quản ở điều kiện phòng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy bảo quản
cây Xáo tam phân tươi bằng bao bì PA sau 4 ngày ở điều kiện phòng có cường
độ hô hấp (CĐHH) thấp (-9,86 mL O2/kg/giờ) thấp, tỷ lệ hao hụt khối lượng
(0,40%) và độ khác biệt màu sắc (8,27) thấp nhất, duy trì hàm lượng saponin
tổng (130,51 mg EE/g mẫu khô), hàm lượng phenolic tổng (10,20 mg GAE/g
mẫu khô) và hàm lượng flavonoid tổng (169,36 mg CE/g mẫu khô) cao nhất,
đồng thời đạt hoạt tính chống ôxy hóa thông qua khả năng khử gốc tự do
DPPH (4,18 mg TE/g mẫu khô), khả năng khử sắt (4,99 mg TE/g mẫu khô) và
khả năng khử đồng (13,61 mg TE/g mẫu khô) mạnh nhất. Từ kết quả thu được,
bao bì PA được đề xuất dùng để bảo quản cây Xáo tam phân tươi cho quá
trình sử dụng và thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

nhqnhu
Theo Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, tập 60, số 1B (2024)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->