Cà tím (Solanum melongena L.) không chỉ được sử dụng là cây rau ăn quả mà còn sử dụng như một loại là thảo dược hỗ trợ giảm cân, chống táo bón, thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp, giảm nguy cơ ung thư đại tràng và kiểm soát tiểu dường... Cà tím có khả năng thích nghi tốt với nhiều điều kiện ngoại cảnh bất thuận và ít bị nhiễm các loại dịch hại (Kalloo, 1993), do đó nên được đưa vào hệ thống cây trồng trong trồng trọt hữu cơ.
Việc thâm canh tăng năng suất, sản lượng cây trồng đi đôi với sử dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đã làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và sức khỏe người tiêu dùng. Sử dụng nhiều phân vô cơ trong thời gian dài làm biến đổi tính chất lí hóa của đất, gây ảnh hưởng tới tập đoàn sinh vật có lợi cho đất, tồn dư chất gây độc trong nông sân và giâm năng suất cây trồng (Chen & cs., 2006).
Vai trò của chất hữu cơ với sản xuất nông nghiệp đã được đề cập và chứng minh bởi nhiều tác giả công bố trước đây. Bón phân gia cầm, hoặc bón kết hợp phân gia cầm với phân hóa học có ảnh hưởng tốt hơn đến sự sinh trưởng và năng suất của cà chua so với sử dụng phân hóa học (Tonfack & cs., 2009). Sản xuất trồng trọt an toàn, trồng trọt hữu cơ là hướng đi hướng tới hệ sinh thái bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Bởi vì, nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là các sản phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, khả năng cung cấp dinh dưỡng của phân hữu cơ bón đất chậm và phụ thuộc vào loại phân. Trong khi đó, cây trồng cần được cung cấp dinh dưỡng ngay từ giai đoạn đầu để đảm bảo sự sinh trưởng tốt. Phân bón lá được sử dụng nhiều trong những trường hợp như cây nghẹt rễ, bộ rễ sinh yếu, sinh trưởng kém, ở giai đoạn cây non, hoặc cây gặp các điều kiện bất thuận. Pandav & cs. (2016) đã chỉ ra bón phân đa vi lượng qua lá ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và làm tăng năng suất cây cà tím. Ram & cs. (2022) cũng báo cáo kết quả sử dụng kết hợp phân bón lá và phân bón gốc giúp tăng sự sinh trưởng và năng suất của cà tím. HB101 có tác dụng cải thiện quá trình tăng trưởng và hỗ trợ chức năng miễn dịch của cây trồng, đồng thời giúp giảm nhu cầu về dinh dưỡng hóa học (Mohammadi & cs., 2013). Tuy nhiên, tổng quan cho thấy chưa có nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của sự kết hợp phân bón lá và phân bón gốc cho cây trồng nói chung và cây rau nói riêng trong điều kiện khí hậu của Việt Nam.
Giống cà tím được sử dụng là quả tròn F1 của Công ty Hạt giống F1508. Các loại phân bón được sử dụng là phân vô cơ, phân hữu cơ bón đất và phân hữu cơ bón lá. Phân vô cơ bao gồm đạm ure, supper lân Lâm Thao và kali sunphat. Có ba loại phân hữu cơ bón đất là phân Minori (hàm lượng 5% N; 5% P2O5; 5% K2O; 40% hữu cơ tổng số và 2% axit Humic), phân gà (4% N; 2,5% P2O5; 2,5% K2O; 10% CaO, 0,5% Mg và 60% hữu cơ tổng số) và phân trùn quế (0,62% N; 2,25% P2O5; 0,75% K2O và 28% hữu cơ tổổng số). Phân hữu cơ bón lá bao gồm phân bón lá O-MIC (có hàm lượng 25% axit amin, Ca, P2O5, Fe, Zn, SiO2 và Co) và phân bón lá HB101 (thành phần là dịch chiết cây thông, cây tùng, cây bách, mã đề và chất khoáng như Na, Ca, Fe, Mg, Si).
Thí nghiệm được thực hiện tại Khu Thí nghiệm đồng ruộng Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đất trước khi thí nghiệm có pH-H2O là 7,91, hàm lượng hữu cơ tổng số xác định theo phương pháp Walkley- Black đạt trung bình (2,22%), đạm tóng số (TCVN 6498:1999) thấp (0,11%), P2O5 tổng số (TCVN 8940:2011) giàu (0,20%), K2O tổng số (TCVN 8660:2011) giàu (2,77%), N dễ tiêu nghèo (1,4 mg/100g đất), P2O5 dễ tiêu (TCVN 8661:2011) khá giàu (8,4 mg/100g đất).
Thí nghiệm hai nhân tố được thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần nhắc lại. Nhân tố thứ nhất là các loại phân bón gốc bao gồm: P1 - Phân gà, P2 - Phân Minori, P3 - Phân vô cơ, P4 - Phân trùn quế. Nhân tố thứ hai là các loại phân hữu cơ bón lá bao gồm: C1 - Phân O-MIC, C2 - Phân HB101. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân trùn quế ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng và năng suất của cà tím (năng suất đạt 13,57 tấn/ha). Phân bón lá HB101 ảnh hưởng tốt hơn đến sinh trưởng và năng suất cà tím so với phân O-MIC (năng suất đạt 11,05 tấn/ha cao hơn 0,73 tấn/ha). Kết hợp sử dụng phân trùn quế và phân bón lá HB101 cho năng suất cà tím cao nhất đạt 14,05 tấn/ha, nhiều hơn 2,89 tấn/ha so với bón phân vô cơ kết hợp O-MIC và 2,39 tấn/ha so với bón phân vô cơ kết hợp HB101. |