Đối tượng quyền SHCN trong Metaverse
Hiện tại, thế giới vẫn chưa có khái niệm thống nhất về Metaverse, nhưng căn cứ vào hình thức thể hiện, khái niệm Metaverse có thể được hiểu như một thế giới ảo được tạo ra bởi công nghệ số, trong đó người dùng có thể tương tác, giao tiếp, tham gia vào các hoạt động giả lập và xây dựng các trải nghiệm số thực.
Quyền SHCN là một trong 3 đối tượng của quyền SHTT, trong đó, quyền SHCN bao gồm: sáng chế (SC), NH, KDCN, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và bí mật kinh doanh. Về SHCN, không khó để nhận thấy trong Metaverse đã tồn tại những đối tượng có thể được đăng ký bảo hộ dưới dạng NH hoặc KDCN như dấu hiệu chữ, dấu hiệu hình, dấu hiệu kết hợp, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, giai điệu, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, hay nhãn hàng hóa gắn liền sản phẩm trong Metaverse.
Hành vi xâm phạm quyền SHCN trong Metaverse
Hành vi xâm phạm quyền SHCN trên Metaverse là vô cùng đa dạng với vô số thủ đoạn tinh vi. Tiêu biểu là các hành vi sau:
Sử dụng NH trên các phương tiện kinh doanh mà không xin phép chủ sở hữu
Sự tiến bộ và phát triển của công nghệ thực tế ảo (VR) đã cho phép các thương hiệu mở rộng tầm ảnh hưởng của mình tới nhiều ngành công nghiệp và khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, thực tiễn trong các quan hệ phân phối NH trong không gian ảo, các chủ sở hữu NH và người sử dụng NH liên tục phát sinh nhiều vướng mắc về mặt pháp lý, phổ biến nhất là hiện tượng giao thoa giữa thế giới ảo và thực trong việc sử dụng thương hiệu của bên thứ 3 ở môi trường VR.
Đăng ký NH để sử dụng trong Metaverse trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với NH đã đăng ký
Tại Mỹ, ngày 06/11/2021, một cá nhân tại Bang Texas đã nộp đơn đăng ký NH GUCCI cho các sản phẩm/dịch vụ như “hàng hóa ảo có thể tải xuống, cụ thể là chương trình máy tính có chức năng tạo ra các sản phẩm giày dép, quần áo, đồ đội đầu, kính mắt, túi xách...”, “dịch vụ cửa hàng bán lẻ hàng hóa ảo, cụ thể là giày dép, quần áo, đồ đội đầu, kính mắt, túi xách...”, và “dịch vụ giải trí, cụ thể là cung cấp trực tuyến các sản phẩm giày dép, quần áo, đồ đội đầu, kính mắt, túi xách... để sử dụng trong môi trường ảo cho mục đích giải trí”4 . Trong vụ việc này, Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO) đã từ chối bảo hộ NH đăng ký với lý do rằng, GUCCI là NH thời trang lâu đời nhất còn hoạt động với doanh thu hàng năm khoảng 13,6 tỷ USD và theo đó được coi là NH nổi tiếng.
Sử dụng KDCN của bên khác để tạo ra các sản phẩm mới hoặc tương tự mà không có sự cho phép của chủ sở hữu
Quyền đối với KDCN là một đối tượng của SHTT cho phép chủ sở hữu quyền độc quyền trong sử dụng và cho phép người khác sử dụng. Đồng thời ngăn chặn người khác sử dụng KDCN là hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà không có sự cho phép của chủ sở hữu.
Trong nhiều hệ thống pháp luật, văn bản bảo hộ được cấp cho KDCN yêu cầu tiêu chuẩn kiểu dáng phải được áp dụng trong công nghiệp. Ở một số quốc gia như Mỹ hay Canada, người nộp đơn phải chứng minh rằng, kiểu dáng phải được áp dụng cho hoặc thể hiện trong quá trình sản xuất hoặc ứng dụng công nghiệp.
Nhận diện một số bất cập từ thực tế
Quyền tài phán trong Metaverse
Metaverse là một môi trường phi biên giới, nghĩa là chúng có thể được sử dụng rộng rãi và tiếp cận một cách dễ dàng ở bất cứ nơi đâu, điều này đồng nghĩa với việc không thể xác định một cách chính xác địa điểm xác lập của NH hay KDCN và tương ứng với các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể sở hữu quyền SHCN. Giả định nếu như người thực hiện hành vi xâm phạm NH ở Anh, chủ sở hữu NH đăng ký tại Việt Nam, được diễn ra trên một nền tảng Metaverse đặt máy chủ ở Hàn Quốc, thì luật của quốc gia nào sẽ được ưu tiên áp dụng? Thẩm quyền xét xử sẽ thuộc về Toà án nào.
Chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực đối với NH và KDCN trong Metaverse
Việc cá nhân, tổ chức sử dụng NH trong kinh doanh thương mại không chỉ đơn thuần là quyền mà còn là một trong những nghĩa vụ mà chủ sở hữu phải thực hiện nhằm duy trì quyền bảo hộ của mình.
Đề xuất hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất, bổ sung và làm rõ yêu cầu về hình thức thể hiện đối với các tài sản trí tuệ ảo
Thứ hai, bổ sung và làm rõ tiêu chí như tính mới, tính sáng tạo đối với các tài sản trí tuệ ảo.
Thứ ba, xem xét việc công nhận tài sản ảo như một loại tài sản và như một loại hàng hóa.
Thứ tư, mở rộng đối tượng tác động trong chế định miễn trách nhiệm pháp lý các tổ chức trung gian dịch vụ internet (ISP)
Thứ năm, làm rõ các quy định về bảo hộ sản phẩm không gian 3 chiều |