Nghiên cứu
[ Đăng ngày (30/03/2024) ]
|
Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ liên quan đến Feline Calicivirus gây bệnh hô hấp ở mèo tại phòng thí nghiệm bệnh xá thú y, Đại học Cần Thơ
|
|
Nghiên cứu do nhóm tác giả gồm Huỳnh Trường Giang, Trần Ngọc Bích, Trần Thị Thảo, Đặng Thị Mỹ Tú, Lâm Trần Bảo Trân (Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ), Lê Ngọc Mẫn (Khoa Nông nghiệp và CNTP, Trường Đại học Tiền Giang) và Nguyễn Thúy An (Công ty thuốc Thú y - Thủy sản Sagophar) thực hiện.
|
Hình minh họa. Nguồn: Internet
Feline calicivirus (FCV) là một mầm bệnh truyền nhiễm cao ở mèo với sự phân bố rộng rãi. FCV thuộc chi Vesivirus của họ Caliciviridae, có bộ gen RNA gram dương sợi đơn dài 6,4-8,5 kilobase; có khoảng 11 chi chứa virus lây nhiễm cho nhiều loại động vật có xương sống.
Đặc biệt chủng gây bệnh trên mèo xuất hiện triệu chứng lâm sàng trầm trọng ở đường hô hấp trên, viêm phổi, hội chứng viêm nướu răng mạn tính ở mèo hoặc tổn thương loét miệng. Ở Hoa Kỳ một số chủng gây ra sự khập khiễng, các chủng độc lực hơn đã phát triển. Gần đây, các dạng virus có độc lực cao đã xuất hiện liên quan đến nhiễm trùng toàn thân thường gây tử vong. Một tỷ lệ mèo bị nhiễm FCV phục hồi sau bệnh cấp tính, vẫn liên tục bị nhiễm bệnh. Ở những con mèo như vậy, sự tiến hóa của virus được cho là giúp virus trốn tránh phản ứng miễn dịch của vật chủ. Những mèo mang mầm bệnh lâu ngày như vậy chỉ có thể đại diện cho một số mèo nhưng có khả năng rất quan trọng đối với dịch tễ học của virus. Tỷ lệ phổ biến của FCV có khả năng tỷ lệ thuận với số lượng mèo trong gia đình. Mèo cưng được nuôi riêng lẻ với số lượng nhỏ có tỷ lệ tương đối thấp (~10%). Ngược lại, mèo sống trong các bầy đàn hoặc tại nơi trú ẩn có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn. Thật vậy ở một số trang trại, tỷ lệ phổ biến là 50-90% trong thời gian dài. FCV gây bệnh trên mèo có mức độ biến đổi kháng nguyên cao nên các vacxin hiện nay đang sử dụng có khả năng bảo hộ thấp. Những mèo được tiêm vacxin vẫn có thể nhiễm bệnh với những triệu chứng nhẹ và chúng có thể là vật mang trùng phát tán mầm bệnh. Mặc dù bệnh diễn biến phức tạp và bệnh xuất hiện thường xuyên gây nhiều thiệt hại cho người nuôi nhưng việc nghiên cứu FCV còn hạn chế, chưa có nghiên cứu đánh giá tình hình nhiễm bệnh và các yếu tố nguy cơ của FCV tại đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây bệnh hô hấp trên mèo do FCV ở Phòng thí nghiệm Bệnh xá Thú y, Đại học Cần Thơ để đưa ra các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ liên quan đến Feline calicivirus gây bệnh hô hấp ở mèo đã được thực hiện trên 471 con mèo tại Phòng thí nghiệm Bệnh xá Thú y, Đại học Cần Thơ. Phương pháp khám lâm sàng và xét nghiệm nhanh bằng test kitAsan Easy Test (FCV-Ag), do công ty Asan, Hàn Quốc sản xuất đã được áp dụng để xác định tình hình nhiễm bệnh do Feline calicivirus trên mèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mèo mắc bệnh do Feline calicivirus qua xét nghiệm nhanh tại Phòng thí nghiệm Bệnh xá Thú y, Đại học Cần Thơ là 6,58% trên tổng số mèo được khảo sát. Mèo từ 2 năm tuổi trở xuống có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 4,98 lần so với những mèo trên 2 năm tuổi. Những con mèo không được tiêm phòng hoặc tiêm không đủ liều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 3,26 lần so với những con mèo được tiêm phòng đầy đủ. Phương thức nuôi thả có nguy cơ mắc bệnh do Feline calicivirus cao gấp 4,35 lần so với phương thức nuôi nhốt. Tỷ lệ mèo mắc bệnh hô hấp do Feline calicivirus phụ thuộc vào các yếu như tuổi, phương thức nuôi và tình trạng tiêm phòng. |
ctngoc
Theo Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập 29 Số 8 (2022) |