Tự nhiên [ Đăng ngày (30/03/2024) ]
Tuyến trùng ký sinh thực vật ghi nhận trên cây Lan hài đài cuốn Paphiopedilum appletonianum (Gower) Rolfe 1896
Nghiên cứu do các tác giả Lê Thị Mai Linh, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Hữu Tiền, Bùi Văn Thanh, Nguyễn Văn Sinh, Trần Văn Tiến, Trịnh Quang Pháp hiện đang công tác tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Học viện KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Học viện Hành chính Quốc gia thực hiện.

Tuyến trùng ký sinh thực vật là một trong những tác nhân gây hại chính trên nhiều loại cây trồng và phân bố ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Tại nhiều vùng sản xuất trên thế giới, tuyến trùng thực vật gây tác hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp, mức độ tàn phá của chúng đối với cây trồng là rất lớn. Các cây trồng khác nhau ở các hệ sinh thái khác nhau có thành phần loài tuyến trùng ký sinh khác nhau. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tuyến trùng thực vật. Các nghiên cứu chủ yếu ở các hệ sinh thái nông nghiệp, tập trung vào các loại cây kinh tế như hồ tiêu, cà phê, dược liệu, cây ăn củ, ăn quả.... Tuy nhiên, những nghiên cứu tuyến trùng thực vật liên quan đến hệ sinh thái rừng còn hạn chế, đặc biệt những loài thực vật có trong Sách đỏ Việt Nam.

Chi Lan hài (Paphiopedilum Pfitzer) gồm nhiều loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng. Những nhóm tuyến trùng thực vật trên các loài Lan đã được công bố cho thấy, nhóm tuyến trùng thân lá và nhóm hại rễ đều có mặt gây hại trực tiếp đối với các loài chi Lan hài. Bên cạnh đó, tuyến trùng thực vật cũng là một trong những môi giới cho nhóm bệnh hại khác xâm nhập gây thiệt hại về phẩm chất đối với các cây Lan thương mại. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu bước đầu xác định loài tuyến trùng chính ký sinh Lan hài đài cuốn thu được tại rừng tự nhiên Bà Nà (Đà Nẵng) để phục vụ phòng chống bệnh hại thực vật trong công tác bảo tồn loài Lan hài này. Kết quả nghiên cứu lần đầu tiên ghi nhận 12 loài tuyến trùng ký sinh thực vật xung quanh vùng rễ Lan hài đài cuốn ở Việt Nam. Nghiên cứu đã mô tả 2 loài chính gây hại có mật độ cao trong đất và xuất hiện trong cả thân, rễ để có thể đưa ra các biện pháp phòng trừ thích hợp trong quá trình bảo tồn loài Lan hài quý hiếm này.

nttvy
Theo Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2022
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
   

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->