Nghiên cứu [ Đăng ngày (30/03/2024) ]
Đánh giá đặc điểm tổi thương và kết quả khâu rễ sau sụn chêm trong bằng kỹ thuật sử dụng đường hầm xuyên xương chày qua nội sôi
Nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm tổn thương rách rễ sau sụn chêm trong và kết quả phục hồi chức năng sau điều trị rách rễ sau sụn chêm trong bằng kỹ thuật sử dụng đường hầm xuyên xương chày qua nội soi khớp gối.

Rễ sau sụn chêm là phần sau cùng của sụn chêm, bao gồm rễ sau sụn chêm trong và rễ sau sụn chêm ngoài. Rễ sau sụn chêm trong bám ở 9,6 mm phía sau và 0,7mm phía ngoài của gai chày trong. Các rễ sụn chêm giúp giữ sụn chêm tại chỗ, tạo lực căng dọc thân sụn chêm, tránh bị trồi sụn chêm ra khỏi khe khớp. Rách rễ sau sụn chêm trong được định nghĩa là loại rách hướng tâm của sụn chêm, trong khoảng 1 cm từ chỗ bám của rễ sau sụn chêm trong. Thực nghiệm sinh cơ học đã chứng minh tổn thương rách rễ sau sụn chêm trong tương đương với cắt bỏ toàn bộ sụn chêm. Do đó, rách rễ sau sụn chêm trong được xem là một tổn thương nghiêm trọng. Rách rễ sụn chêm chiếm 7-9% tất cả tổn thương sụn chêm, trong đó hai phần ba liên quan sụn chêm trong. Rách rễ sau sụn chêm trong có thể do nguyên nhân chấn thương hoặc không chấn thương. Khác với rách rễ sau sụn chêm ngoài thường do nguyên nhân chấn thương và đi kèm tổn thương dây chằng, rách rễ sau sụn chêm trong thường do nguyên nhân không chấn thương với tổn thương dây chằng chỉ chiếm 5,7%. Yếu tố nguy cơ có thể bao gồm: lớn tuổi, BMI cao, giới nữ, gối vẹo trong, mức hoạt động thể thao ít. Rách rễ sau sụn chêm trong không do chấn thương có thể xảy ra trong các hoạt động hàng ngày như ngồi xổm, đi lên và đi xuống cầu thang. Triệu chứng lâm sàng thường là tiếng bật gây đau, và 89,9% bệnh nhân có thể nhớ về thời điểm khởi phát triệu chứng. MRI là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán rách rễ sau sụn chêm trong. Ba biện pháp phổ biến điều trị rách rễ sau sụn chêm trong là điều trị bảo tồn, cắt sụn chêm, và khâu sụn chêm. Trong đó khâu sụn chêm được chỉ định ở những bệnh nhân

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân có chỉ định mổ khâu rễ sau sụn chêm trong ở bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Trong thời gian từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023, có 15 trường hợp khâu rễ sau sụn chêm trong, 14/15 phục hồi chức năng tốt sau mổ 6 tháng.

Nội soi khâu rễ sau sụn chêm trong bằng kỹ thuật sử dụng đường hầm xuyên xương chày là một phương pháp hiệu quả, giúp cải thiến chức năng của khớp gối. Điều này về lâu dài có thể giúp giảm nguy cơ thoái hoá khớp gối cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cần những nghiên cứu được thiết tốt để đánh giá hiệu quả bảo vệ lâu dài trên khớp gối.

ltnanh
Theo Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 68/2023
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->