Nghiên cứu [ Đăng ngày (30/03/2024) ]
Đánh giá vai trò vít calcar trong phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp vít khóa
Nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò vít calcar trong phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp vít khóa.

Hiện nay, điều trị gãy ĐTXCT bằng kết hợp xương nẹp khoá với đường mổ nhỏ, xâm lấn tối thiểu theo nguyên lý AO ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, vị trí bắt vít calcar nằm trong vùng không an toàn (có thần kinh nách vắt ngang), làm cho biến chứng tổn thương thần kinh nách tăng cao nên các tác giả thường không bắt được vít calcar. Điều này gây ra rất nhiều tranh luận giữa nhiều phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình trên thế giới về việc cần bắt vít calcar hay không khi thực hiện kỹ thuật này? Từ những nghiên cứu về vai trò vít calcar của các tác giả trên thế giới và những tranh luận có cần bắt vít calcar hay không khi thực hiện kỹ thuật xấm lấn tối thiểu, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá và so sánh kết quả hồi phục chức năng cũng như các biến chứng: di lệch thứ phát, chậm lành xương, không lành xương, hoại tử chỏm, gãy hay bung nẹp vít, tổn thương thần kinh sau mổ khi điều trị gãy ĐTXCT bằng kết hợp xương nẹp vít khoá trên hai nhóm có bắt vít calcar và nhóm không bắt vít calcar tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồi Chí Minh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả 125 bệnh nhân được KHX bằng nẹp vít khoá tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2021, trong đó 69 ca có bắt vít calcar, 56 ca không bắt vít calcar. Đánh giá hồi phục chức năng dựa vào thang điểm Constant-Murley, sự di lệch thứ phát dựa vào theo dõi khoảng cách đỉnh nẹp đến đỉnh chỏm, hoại tử chỏm dựa vào hệ thống phân loại Cruess

Nhóm N+ có mức độ phục hồi chức năng tốt hơn và mức độ di lệch thứ phát thấp hơn nhóm N- với P lần lượt là 0,03 và 0,01. Tỷ lệ hoại tử chỏm ở nhóm N+ là 15,93%, nhóm N- là 14,27%, với P = 1

Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc bắt vít calcar trong kết hợp xương bằng nẹp khóa điều trị gãy đầu trên xương cánh tay giúp hồi phục chức năng tốt hơn và di lệch thứ phát ít hơn với khác biệt có ý nghĩa thống kê. Việc bắt vít calcar giữ vững kết quả nắn xương tốt hơn đặc biệt ở nhóm gãy 3, 4 mảnh. Biến chứng hoại tử chỏm không phụ thuộc vào việc có bắt calcar hay không mà tuỳ thuộc vào các yếu tố tiên lượng hoại tử chỏm theo Hertel

ltnanh
Theo Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 68/2023
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->