Nghiên cứu [ Đăng ngày (23/03/2024) ]
Hiệu quả của chế phẩm vi sinh plant probiotics (PP) lên đặc tính sinh học đất, sinh trưởng và năng suất cây mồng tơi (Basella alba L.) ở điều kiện nhà lưới
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Quốc Tịnh, Nguyễn Khởi Nghĩa – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện, tác giả Trần Viết Phú - Đội Kiểm tra trật tựđô thị và Môi trường thành phố Hà Tiên, Tỉnh Kiên Giang, tác giả Trần Võ Hải Đường - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh plant probiotics (PP) chứa vi khuẩn Bacillus spp. và Lactobacillus spp. lên đặc tính sinh học đất, sinh trưởng và năng suất cây mồng tơi ở điều kiện nhà lưới.

Sản xuất rau màu là một trong các thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp trên 4 triệu tấn/năm, trong đó, trồng cây mồng tơi được xem là mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả hiện nay bởi vì không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn phù hợp với các hộ nông dân ít đất sản xuất (Hoàng, 2021). Cây mồng tơi là cây leo, sinh trưởng nhanh, lá có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và được  sửdụng làm rau phổ biến ở Việt Nam và các quốc gia nhiệt đới khác như Ấn Độ và Thái Lan (Aguoru et al., 2014; Oanh et al., 2020). Mặt khác, canh tác rau an toàn đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển nền nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2016). Tuy nhiên, để đạt được năng suất và lợi nhuận trong canh tác rau màu, trong đó có cây mồng tơi, người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ  thực vật và phân bón hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng với liều lượng và tần suất cao hơn khuyến cáo; do đó, dẫn đến rau màu mang dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và các chất độc hại khác, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ người  nông dân và người tiêu dùng (Jeyanthi & Kombairaju,  2005;  Ikpesu  &  Ariyo, 2013; Mengistie et al., 2015). Bên cạnh đó, việc lạm dụng hóa chất nông nghiệp trong canh tác mồng tơi cũng làm cho đất trồng ngày càng suy thoái, nghèo dinh dưỡng, các chất độc hại tích lũy vào đất ngày càng nhiều (Châu  và  ctv.,  2019).  Vì  vậy,  vấn đề giảm sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác cây mồng tơi và thay thế vào đó là gia tăng sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh là việc làm hết  sức cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Ứng dụng vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus  và Bacillus được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp bởi vì các lợi ích của chúng mang lại gồm phân giải chất hữu cơ, cố định đạm, hòa tan lân, sản  xuất các enzymes và hormone,... giúp gia tăng khả năng chống chịu của cây trồng với điều kiện bất lợi môi trường như hạn, mặn, kim loại nặng, côn trùng, nấm và vi khuẩn gây bệnh; cải thiện sức khỏe đất; đặc biệt, kích thích sinh trưởng và năng suất cây trồng (Radhakrishnan et al., 2017; Raman et al., 2022). Tuy nhiên, các nghiên cứu về sử dụng các chế phẩm vi sinh chứa các dòng vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus và Bacillusgiúp cải thiện đặc tính sinh học đất, gia tăng sinh trưởng và năng suất cây rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung còn hạn chế.  Do  đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh PP   chứa các dòng vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus và Bacilluslên một số đặc tính sinh học đất, sinh  trưởng và năng suất cây mồng tơi (Basella alba) trong điều kiện nhà lưới.

Chế phẩm vi sinh plantprobiotics (PP) dạng lỏng được sản xuất từmật rỉ đường sau lên men cồn, chứatám dòng vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus và Bacilluscó tổng mật số vi khuẩn là 1011CFU/mL. Chế phẩm được hòa loãng với nước cất tiệt trùng để đạt nồng độ 0,4% (v/v) để phun cho cây mồng tơi. Các vi khuẩn trong chế phẩm vi sinh PP được phân lập và tuyển chọn từ hạt gạo, giúp tăng cường sức khỏe  cây  trồng, phân hủy nhanh chất  hữu cơ, kích thích sinh trưởng  cây  trồng và phòng trừ  sinh  học đối với m ột số bệnh cây trồng. Hạt giống mồng tơi sử dụng là hạt F1 của công ty giống Trang Nông. Hạt giống mồng tơi được chuẩn bị bằng cách ngâm trong nước ấm với tỷlệ 3 sôi: 2 lạnh và để qua đêm. Sau đó, hạt được lấy ra để ráo nước trước khi gieo.

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức, 4 lần lặp lại và liên tục trong 2 vụ. Kết quả cho thấy các nghiệm thức bổ sung chế phẩm vi sinh PP riêng lẻ hoặc kết hợp với 50% và 75% NPK khuyến cáo giúp gia tăng mật số vi khuẩn trong đất. Đặc biệt, việc bón chế phẩm vi sinh PP kết hợp bón giảm 25% NPK được khuyến cáo giúp gia tăng chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá, hàm lượng chlorophyll trong lá và khối lượng cây mồng tơi tươi/chậu tương đương với nghiệm thức bón 100% NPK khuyến cáo. Tóm lại, chế phẩm vi sinh PP có tiềm năng ứng dụng hiệu quả cho canh tác rau màu theo hướng an toàn, bền vững.

Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 59, Số 6B (2023) (nthang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->