Nghiên cứu [ Đăng ngày (16/03/2024) ]
Đo lường biểu hiện gen như một phương pháp khảo sát khả năng sống của nang noãn trong kỹ thuật trữ lạnh mô buồng trứng
Sự phát triển của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã mở ra nhiều lựa chọn cho bệnh nhân trong việc bảo tồn khả năng sinh sản, trong đó trữ lạnh mô buồng trứng (Ovarian Tissue Cryopreservation – OTC) được xem là một kỹ thuật phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh ung thư cần phải qua hóa trị hay xạ trị, đặc biệt là phụ nữ trẻ, trẻ vị thành niên hoặc bé gái chưa dậy thì.

Với  mục  tiêu   đánh  giá  tính  hiệu  quả  của thuỷ  tinh  hoá  đối  với  mô  buồng  trứng  người trong  OTC,  nghiên  cứu  này  là  một  trong  số ít nghiên cứu trên thế giới sử dụng biểu hiện gen thông qua sự thay đổi về nồng độ mRNA trong mô buồng trứng sau rã đông so với mô buồng  trứng  trước  đông  lạnh  của  cùng  một bệnh nhân. Nghiên cứu được nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TP. HCM, Bệnh viện Mỹ Đức, Viện Di truyền Y học, Bệnh viện Ung bướu TP. HCM thực hiện tại labo IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức từ 2020 - 2023, theo số nghiên cứu đăng ký NCT04666376.

Trữ lạnh mô buồng trứng (OTC) để bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ được áp dụng ở nhiều trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào được công bố tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng biểu hiện gen GDF-9 và caspase-3 như một biomarker để khảo sát khả năng sống của nang noãn trong OTC tại IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức (theo NCT04666376) là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam. Mô của mỗi bệnh nhân được chia 3 nhóm: 1 (không đông lạnh- chứng), 2 (đông lạnh bằng Ova-kit Type M) và 3 (đông lạnh bằng môi trường IVFMD). Sau đó, mẫu mô mỗi nhóm được tách chiết mRNA và chạy realtime RT-PCR. Kết quả là không có sự khác biệt về mức độ biểu hiện gen GDF-9 và caspase-3 giữa 3 nhóm mô, foldchange lần lượt [0,66; 1,38 ở nhóm 1 so nhóm 2] và [0,71; 1,08 ở nhóm 1 so với nhóm 3], p > 0,05. Các kết quả này tương đương với các nghiên cứu trên thế giới do ảnh hưởng của quá trình đông lạnh lên chất lượng của mô. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chứng minh chất lượng mô đông lạnh bằng môi trường thương mại và môi trường IVFMD không có sự khác biệt.

Tạp chí Nghiên cứu Y học (Số 1, 2024) (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
   
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->