Đặc điểm khí hậu Thừa Thiên Huế khá khắc nghiệt, các mùa thay đổi thất thường, đặc biệt mùa Đông kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, do khí hậu vùng này chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, nhiệt độ hạ thấp (trung bình vùng đồng bằng là 20°C -22°C), xuất hiện bão, lũ lụt gây thiệt hại lớn đến sinh kế của người dân đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, 2018). Việc đa dạng hóa đối tượng nuôi ở vùng ven biển rất cần thiết cho sự phát triển bền vững, nên nhiều đối tượng cá bản địa nước mặn, lợ đã được đưa vào nuôi. Cá Nâu, cá Dìa là hai loài phân bố tự nhiên ở vùng ven biển, có giá trị kinh tế cao, được người dân lựa chọn nuôi nhiều nên nhu cầu giống cao vào đầu vụ nuôi chính (tháng 1-2 hàng năm). Việc đảm bảo con giống đủ số lượng, chất lượng.
Địa điểm điều tra: Xã Hương Phong, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sử dụng công thức Slovin (1984) để xác định số lượng mẫu khảo sát cho các ao nuôi sau khi mùa lũ kết thúc là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của nghề nuôi trồng thủy sản ở Hương Phong, giúp giảm thiệt hại do lũ lụt gây ra vào cuối vụ nuôi. Để chủ động con giống cần nghiên cứu mùa vụ xuất hiện giống trong tự nhiên, tìm ra được mô hình lưu giữ giống qua lũ, góp phần giúp nông ngư dân chủ động nguồn cá giống để phát triển nghề nuôi cá Nâu, cá Dìa tại địa phương. Nghiên cứu này đã tiến hành điều tra, chọn các ao nuôi có khản ăng vượt lũ và bố trí thí nghiệm ương đơn từng loài và ương xen ghép hai loài cá Nâu, cá Dìa trong cùng một ao ương để tận dụng không gian sống và sử dụng hiệu quả thức ăn.
Mùa vụ giống cá Nâu, cá Dìa tại vùng nghiên cứu thường có 2 vụ/năm. Vụ 1 vào cuối tháng 5 đến tháng 6 và vụ 2 từ tháng 8 đến tháng 9. Thời điểm xuất hiện giống cá Dìa thường sớm hơn cá Nâu, ngư cụ thu vớt cá giống cá Nâu, cá Dìa thường được dùng là vợt, dũi, lưới kéo, rớ dàn, nò sáo, đáy...
Việc ương ghép cá Dìa với cá Nâu đã cho kết quả tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế cao hơn ương đơn từng loài. Sau 120 ngày ương nuôi, cá Dìa ương đơn đạt kích thước 7,9± 0,93 cm thấp hơn cá Dìa ương ghép đạt 9,1 ± 1,1cm; cá Nâu ương đơn 5,19 ± 0,57cm thấp hơn và cá Nâu ương ghép 6,5 ± 0,63cm. Khối lượng cá Dìa ương đơn đạt 10,24 ± 0,45 gam/con thấp hơn cá Dìa ương ghép đạt 16,25 ± 0,51 gam/con; cá Nâu ương đơn 4,21 ± 0,31 gam/con thấp hơn cá Nâu ương ghép đạt 6,68 ± 0,33 gam/con và. Tỷ lệ sống sau 120 ương: cá Dìa ương ghép đạt tỷ lệ sống cao nhất 74%; thứ đến là cá Dìa ương đơn 66%; cá Nâu ghép 50% và thấp nhất là cá Nâu ương đơn đạt 41% (các số liệu sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Nghiên cứu các tỷ lệ ghép khác nhau và ghép nhiều đối tượng để tìm ra mô hình ương ghép tối ưu. Nghiên cứu giải pháp phát hiện và thu gom giống cá Dìa, cá Nâu hiệu quả bảo đảm về chất lượng và số lượng. |